Những dữ liệu được báo cáo tại Hội nghị chuyên đề về Miễn dịch Lâm sàng và cơ bản cho thấy mặc dù có nhiều bằng chứng ghi nhận sự tồn tại của Hội chứng hậu Covid-19 nhưng vẫn còn rất nhiều điều chưa được hiểu rõ về hội chứng này.
Dữ liệu về hội chứng này đang ngày càng tăng lên. Trong đó, nghiên cứu RECOVER là nguồn cơ sở dữ liệu đầu tiên. Đây sẽ là một nguồn tài nguyên tuyệt vời. Tuy nhiên, chắc chắn sẽ phải mất nhiều năm nữa cho đến khi toàn bộ tiềm năng của nghiên cứu này được ứng dụng.
Những phát hiện ban đầu cho thấy các bằng chứng trái ngược với giả định đã được đưa ra. Bao gồm chỉ những trường hợp nhiễm trùng cấp tính nặng mới để lại di chứng. Trong khi nhiều bệnh nhân không có triệu chứng hoặc có rất ít triệu chứng cũng có thể bị hội chứng hậu Covid-19 kéo dài.
Một vấn đề khác cần được xem xét là khoảng thời gian kể từ khi nhiễm bệnh thỏa tiêu chuẩn được xếp loại là Covid-19 kéo dài. Điều này vẫn còn chưa được đồng thuận rộng rãi.
Nếu các triệu chứng kéo dài dai dẳng trong 1 tháng, điều này không có gì là ngạc nhiên. Tuy nhiên nếu triệu chứng kéo dài trên 2 tháng thì đáng lo ngại. Đến thời điểm 3 tháng, các triệu chứng có thể là của tình trạng nhiễm trùng cấp tính đang diễn ra hoặc có thể đã chuyển sang phân loại hội chứng Covid kéo dài. Hiện giờ, các dữ liệu trong vòng 6 tháng bắt đầu được xem xét.
Về các biểu hiện của hội chứng hậu Covid, đã có khoảng 50 triệu chứng được ghi nhận. Triệu chứng đầu tiên và thường gặp nhất là mệt mỏi, mà có thể biểu hiện là triệu chứng khó vận động các khớp.
Không chỉ dừng lại ở đó. Đã có một số dữ liệu cho thấy các khiếm khuyết thần kinh có liên quan đến hiệu ứng IQ thay thế. Những bệnh nhân mắc Covid-19 nặng, đặc biệt là những người từ 50 đến 70 tuổi, đã bị giảm điểm IQ lên tới 7 điểm. Khi bàn về chứng sương mù não, không phải chỉ nói về vấn đề giảm sút trí nhớ mà cần phải đánh giá một cách kỹ lưỡng, toàn diện hơn các dấu hiệu khác.
Dịch tễ học của hội chứng Covid-19 kéo dài khác nhau trên thế giới, dao động từ 10 – 80% tùy quốc gia. Ở Mỹ, cứ 3 bệnh nhân có 1 người có triệu chứng hậu Covid-19 sau 3 tháng. Nhìn chung, tỉ lệ này trên toàn cầu vào khoảng 25%.
Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều thách thức về mặt dịch tễ học như thiếu một định nghĩa thống nhất, không có tiêu chí cụ thể, sai lệch báo cáo nghiêm trọng và không có dấu ấn sinh học chẩn đoán. Về yếu tố nguy cơ, không có gì đáng ngạc nhiên khi những bệnh nhân lớn tuổi dễ bị Covid kéo dài, cùng với phụ nữ và những người có thể trạng ốm yếu.
Thật không may mắn là cho đến nay, vẫn chưa có một điều trị đặc hiệu nào cho hội chứng Covid kéo dài. Cả bệnh nhân và thầy thuốc đều căng thẳng khi phải đối diện với những biều hiện không rõ ràng này. Chính vì vậy, tính nhân văn của ngành y tế càng cần được áp dụng. Các bác sĩ nên dành thời gian lắng nghe, đồng cảm với người bệnh. Đôi khi đơn giản chỉ là trò chuyện cùng họ.