Bài viết dưới đây là một phần của hội nghị từ Hiệp hội Quốc gia Thực hành Điều dưỡng Hoa Kỳ năm 2021 (AANP 2021), đã tổ chức từ ngày 15 – 20 tháng 6 năm 2021. Đội ngũ chuyên gia lâm sàng báo cáo thông tin mới nhất và nghiên cứu đã thực hiện bởi đội ngũ Điều dưỡng Thực hành Lâm sàng
Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu dẫn lưu dạng vòng được cho kết quả tốt hơn cho bệnh nhân áp xe mô mềm so với kỹ thuật rạch và dẫn lưu thông thường và trở thành phương pháp được lựa chọn cho các điều dưỡng thực hành lâm sàng, theo một poster được trình bày tại hội nghị ( AANP) năm 2021.
Nhiễm trùng da và mô mềm là một trong vấn đề phổ biến nhất dẫn đến việc nhập viện đột xuất tại khoa cấp cứu. Khoảng một phần ba các trường hợp nhiễm trùng này dẫn đến tình trạng áp xe, trong đó biện pháp điều trị phổ biến nhất là rạch và dẫn lưu.
Tác giả Denise Remponi nhấn mạnh trong bài trình bày poster của mình tại Hội nghị AANP 2021 là nhiễm trùng da và mô mềm làm tăng gánh nặng thực sự có ý nghĩa. Năm 2017, tại Hoa Kỳ, khoảng 3 triệu ca nhiễm trùng da và mô mềm nhập khoa cấp cứu. Trên cả nước, áp xe mô mềm luôn đứng thứ 7 trong tổng số ca đến khoa cấp cứu. Trong năm 2014, 226 triệu lượt khám bệnh tại phòng khám là do các bệnh nhiễm trùng này, với tổng chi phí hàng năm là 4,69 triệu USD.
Thủ thuật rạch, dẫn lưu thông thường, kỹ thuật dẫn lưu vòng là các phương pháp xử trí áp xe mô mềm thông thường. Trong phương pháp rạch và dẫn lưu thông thường, bác sĩ sẽ rạch một đường thẳng qua trung tâm ổ áp xe của bệnh nhân và thăm dò thủ công ở các khoang của áp xe có biểu hiện rỉ dịch. Công cụ phẫu thuật có tác dụng cầm máu được sử dụng để phá vỡ sự ứ đọng dịch và tổ chức viêm của ổ áp xe và khu trú.
Trong kỹ thuật dẫn lưu dạng vòng lặp, bác sĩ sẽ rạch 2 đường nhỏ, từ 4mm đến 5mm ở ngoại vi của áp xe. Công cụ phẫu thuật có tác dụng kẹp cầm máu được sử dụng để phá vỡ sự ứ đọng dịch, các tổ chức viêm của ổ áp xe. Sau đó dây dẫn lưu sẽ đi xuyên qua cả hai vết rạch ngoại vi của ổ áp xe, được thắt nút lại thành dạng vòng. Bệnh nhân được hướng dẫn trượt vòng mạch silicon hai lần mỗi ngày.
Các nghiên cứu trước cũng ủng hộ việc sử dụng kỹ thuật dẫn lưu vòng hơn kĩ thuật rạch và dẫn lưu thông thường. Một nghiên cứu hồi cứu được công bố năm 2015 cho thấy trong số 233 trường hợp áp xe ở trẻ em, tỷ lệ thất bại ở vết rạch và dẫn lưu thông thường là 10,5% so với 1,4% ở kỹ thuật dẫn lưu vòng.
So sánh với một nghiên cứu hệ thống và phân tích gộp khác năm 2018 tìm thấy trong 4 nghiên cứu (n = 470), rạch và dẫn lưu thông thường thất bại trong 9,43% trường hợp so với tỷ lệ thất bại 4,10% với kỹ thuật dẫn lưu vòng.
Trong một nghiên cứu tiến cứu, ngẫu nhiên trên 209 bệnh nhân, các nhà nghiên cứu đã tìm cách xác định xem liệu việc rửa vết thương có thể điều trị thành công với phương pháp rạch và dẫn lưu thông thường hay không. Không có sự khác nhau giữa nhóm rửa vết thương và nhóm không rửa vết thương (15% so với 13%). Không có sự khác biệt về thang điểm cảm giác đau (5,6 so với 5,7), không cần nghiên cứu tiếp về vấn đề này.
Một nghiên cứu hồi cứu trên 576 bệnh nhi (tuổi trung bình, 3,84 tuổi) cho thấy chỉ có 4,5% bệnh nhân được điều trị bằng kỹ thuật dẫn lưu vòng cần thêm các thủ thuật (2 bệnh nhân bị u nang pilonidal và 1 bệnh nhân cắt bỏ tại nhà ngẫu nhiên)
Kháng kháng sinh là một vấn đề ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Rạch và dẫn lưu thông thường đã là tiêu chuẩn vàng quá lâu. Sử dụng kỹ thuật này làm tăng việc sử dụng kháng sinh vì tỷ lệ thất bại của nó là 25%, Mary Koslap-Petroco, người tham dự AANP 2021, DNP, PPCNP-BC, CPNP, FAANP, giảng viên trợ giảng lâm sàng tại Trường Điều dưỡng Đại học Stony Brook ở Stony Brook, Newyork nhận xét.
Kỹ thuật dẫn lưu vòng nên “trở thành” tiêu chuẩn vàng cho việc rạch và dẫn lưu.
Tiến sĩ Koslap-Petroco cho biết đây là một phương pháp can thiệp dựa trên bằng chứng dễ thực hiện và ít xâm lấn hơn bởi vì nó cần 2 vết rạch nhỏ hơn là 1 vết rạch lớn mà không cần băng bó vết thương. “Bệnh nhân cũng ít đau đớn hơn và giảm thời gian nằm viện cũng như việc theo dõi khi khám sức khỏe tại nhà.”
Tác giả này kết luận rằng kỹ thuật dẫn lưu vòng“ bệnh nhân có khả năng thích ứng tốt và cải thiện kết quả”, và “giảm tổng chi phí nằm viện”. Tiến sĩ Koslap-Petroco đồng ý: “dẫn lưu dạng vòng nên là thủ thuật ưu tiên để cải thiện kết quả của bệnh nhân dựa trên bằng chứng tốt nhất hiện có.”
Tài liệu tham khảo
Loop Drainage Technique May Become Gold Standard for Abscess Tx (clinicaladvisor.com)