Trong một nghiên cứu trên 464 người trưởng thành, bệnh nhân bị bệnh vảy nến được điều trị bằng nhóm Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (disease-modifying antirheumatic drugs – DMARDs) sinh học có tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp vảy nến (psoriatic arthritis – PsA) thấp hơn đáng kể so với những người được điều trị bằng quang trị liệu.
Paolo Gisondi, MD, thuộc khoa Da liễu, tại Università degli Studi di Verona, Ý, và các đồng nghiệp đã viết, dữ liệu dịch tễ học cho thấy PsA có thể được chẩn đoán trong vòng 5 – 10 năm sau khi được chẩn đoán bệnh vảy nến thể mảng, nhưng kết quả cuối cùng PsA xảy ra ở 25% các trường hợp.
“Sự chậm trễ giữa sự bắt đầu của các biểu hiện da của bệnh vảy nến và bệnh khớp có thể cung cấp một cơ hội điều trị lâm sàng để ngăn ngừa sự tiến triển từ bệnh vảy nến thành PsA”, nhưng tác động của việc điều trị toàn thân liên tục bằng nhóm thuốc DMARDs sinh học vẫn chưa được nghiên cứu kĩ lưỡng.
Trong nghiên cứu hồi cứu, không ngẫu nhiên được công bố trên tạp chí Annals of the Rheumatic Diseases, các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu từ những người trưởng thành mắc bệnh vảy nến thể mảng từ trung bình đến nặng được điều trị liên tục bằng DMARDs sinh học, so với những người được chiếu tia cực tím dải hẹp B (nb-UVB), từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 9 năm 2020.
Những bệnh nhân có chẩn đoán PsA trong quá khứ hoặc hiện tại đã bị loại khỏi nghiên cứu. Tổng số 234 bệnh nhân đã được điều trị bằng DMARDs sinh học trong ít nhất 5 năm và 230 người được điều trị bằng ít nhất ba liệu trình quang trị liệu nb-UVB; tất cả các bệnh nhân được theo dõi trong thời gian trung bình là 7 năm.
PsA được xác định dựa trên tiêu chí Phân loại cho bệnh Viêm khớp vảy nến. Tỷ lệ mắc được xác định theo số trường hợp trên 100 bệnh nhân mỗi năm.
Theo dõi 51 bệnh nhân (11%) phát triển PsA: 19 (8%) trong nhóm DMARDs sinh học và 32 (14%) trong nhóm quang trị liệu nb-UVB. Tỷ lệ mắc PsA hàng năm là 1,20 trường hợp trên 100 bệnh nhân mỗi năm trong nhóm DMARDs sinh học so với 2,17 trường hợp trên 100 bệnh nhân mỗi năm trong nhóm quang trị liệu (P = 0,006).
Trong một phân tích đa biến, các yếu tố nguy cơ độc lập đối với PsA là lớn tuổi (tỷ lệ nguy cơ đã điều chỉnh, 1,04; P <0,001), bệnh vảy nến móng tay (aHR 3,15; P = 0,001) và thời gian mắc bệnh vảy nến trên 10 năm (aHR, 2,02; P = 0,001). Hầu hết các thông tin cơ bản khác, bao gồm tình trạng hút thuốc, điểm số khu vực vảy nến, chỉ số mức độ nghiêm trọng (PASI), và các bệnh đi kèm, đều tương tự ở những bệnh nhân đã và không phát triển PsA.
Trong số những bệnh nhân dùng DMARDs sinh học, 39 (17%) được điều trị bằng infliximab, 17 (7%) với etanercept, 67 (29%) với adalimumab, 50 (21%) với ustekinumab và 61 (26%) với secukinumab; 35 bệnh nhân trong số này đã chuyển đổi thuốc sinh học trong thời gian nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng nghiên cứu bị giới hạn bởi một số yếu tố bao gồm thiết kế hồi cứu và khả năng dẫn đến sai lệch, đáng chú ý là khả năng sai lệch gây nhiễu vì thiếu tính ngẫu nhiên. Một hạn chế khác là không thể thực hiện phân tích nhóm con của nhóm DMARDs sinh học vì kích thước mẫu nhỏ. Tuy nhiên, họ nói thêm, những phát hiện đã được củng cố bởi cơ sở dữ liệu đầy đủ và chẩn đoán PsA chính xác được hỗ trợ bởi bác sĩ chuyên khoa thấp khớp.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh cần có các nghiên cứu tiền cứu và can thiệp lớn hơn để xác nhận kết quả. Tuy nhiên, dữ liệu từ nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng việc tiếp tục điều trị bằng DMARDs sinh học “Có thể làm giảm nguy cơ xảy ra sự cố PsA ở những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến thể mảng mạn tính từ trung bình đến nặng”, họ kết luận.