Qua phân tích, 7% – 17% bệnh nhân mắc rụng tóc từng mảng (AA) cho biết họ bị rối loạn lo âu hoặc trầm cảm, cần được chăm sóc về sức khỏe tâm thần.
Theo những nghiên cứu gần đây trên tạp chí JAMA Dermatology, bệnh nhân rụng tóc mảng có nhiều khả năng mắc các chứng rối loạn lo âu và trầm cảm hơn, qua phân tích tổng hợp và đánh giá sự khác biệt giữa tỷ lệ mắc các rối loạn này đơn thuần và tỷ lệ trên bệnh nhân AA (Alopecia areata).
Các nhà nghiên cứu tiến hành đánh giá cả hai triệu chứng trầm cảm và lo âu thông qua bộ khảo sát bảng câu hỏi. Tuy nhiên, việc đánh giá này thường liên quan đến các triệu chứng của cơ thể có thể là liên quan đến triệu chứng bệnh da liễu nên dẫn đến việc đánh giá quá cao tỷ lệ mắc bệnh về sức khỏe tâm thần.
Theo một nhóm nghiên cứu từ Khoa Tâm thần học và Tâm lý của Viện Pascal, Đại học Clermont Auvergne ở Pháp, mục đích của việc đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp này là để có được đánh giá chính xác hơn về các yếu tố khác nhau liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh. Nhóm đã tiến hành thu thập các nghiên cứu với dữ liệu về rối loạn trầm cảm và lo âu, cũng như các triệu chứng, từ các cơ sở dữ liệu từ Pubmed, thư viện y khoa, ScienceDirect, Embase.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã sử dụng các hướng dẫn báo cáo từ phân tích tổng hợp các nghiên cứu quan sát trong dịch tễ học (MOOSE), thu thập quan sát hoặc can thiệp về tỷ lệ rối loạn hoặc triệu chứng bằng phân tích hồi quy tổng hợp để kiểm tra mối liên quan giữa các đặc điểm nghiên cứu và các biến. Nhóm đã đánh giá mức độ phổ biến tổng thể của cả hai tình trạng bệnh thông qua việc sử dụng phân tích mô hình tác động ngẫu nhiên, với sự thay đổi giữa và trong nghiên cứu.
Qua phân tích tổng hợp 37 bài báo có 26 bài viết liên quan chứng rối loạn lo âu và 29 bài viết về trầm cảm, 7% đến 17% bệnh nhân mắc rụng tóc từng mảng cho biết họ bị rối loạn trầm cảm hoặc lo âu cần được chăm sóc về sức khỏe tâm thần.
Tỷ lệ mắc 2 chứng rối loạn trên bệnh nhân AA có 9% là chứng rối loạn trầm cảm và 13% là chứng rối loạn lo âu không xác định. Tất cả được phát hiện là có tỷ lệ cao hơn trong quần thể chung nhờ vào sự phân biệt của nhóm giữa chứng rối loạn và triệu chứng. Ngoài ra, tỷ suất chênh (OR) và tỷ lệ mắc chứng rối loạn lo âu, trầm cảm trên bệnh nhân AA đều cao hơn đáng kể so với các triệu chứng lo âu và trầm cảm (tỷ lệ mắc lần lượt là 34% và 37%).
Trong phân tích tổng hợp này, đối với các phân tích riêng biệt cho thấy 7% đến 17% bệnh nhân AA mắc chứng rối loạn trầm cảm hoặc lo âu cần được chăm sóc sức khỏe tâm thần, bao gồm cả thuốc cụ thể. Ngoài ra, hơn một phần ba bệnh nhân có các triệu chứng là dấu hiệu cảnh báo và cần theo dõi vì có nguy cơ có thể phát triển thành chứng rối loạn cụ thể.
Tài liệu tham khảo: Anxiety, Depressive Disorder Prevalence Greater Among Alopecia Areata Patients (hcplive.com)