• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Axit tranexamic uống – Phương pháp trị rám má ở bệnh nhân bạch biến

BSCKII Lê Vi Anh

Tạp chí Dermatologic Therapy đã công bố những dữ liệu trong nghiên cứu về tính khả thi của axit tranexamic dạng uống để điều trị rám má ở những bệnh nhân đồng thời mắc bệnh bạch biến.

Ảnh minh họa

Mặc dù axit tranexamic dạng uống có hiệu quả đối với rám má kháng trị nhưng việc sử dụng nó ở những bệnh nhân mắc bệnh bạch biến đi kèm vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng.

Các nghiên cứu viên đã tiến hành phân tích hồi cứu những bệnh nhân bị bạch biến và rám má được chăm sóc tại một trung tâm da liễu ở Đài Loan (Trung Quốc) từ tháng 1/2017 – tháng 8/2020.

Bệnh nhân được điều trị bằng axit tranexamic đường uống với liều khởi đầu 250mg x 2 lần/ngày trong ít nhất 2 tháng.

Bệnh nhân được theo dõi trong khoảng thời gian từ 4 đến 8 tuần trong tổng số 24 tuần. Độ cải thiện rám má và bạch biến được xác định bằng cách đo lường sự thay đổi về sắc tố tại sang thương.

Thang điểm Physician Global Assessment (PGA) được sử dụng để đánh giá sự cải thiện của cả rám má và bạch biến trong quá trình theo dõi.

Đối tượng tham gia nghiên cứu bao gồm 32 bệnh nhân mắc đồng thời bệnh bạch biến và rám má. Tuổi trung bình khi tham gia nghiên cứu là 54,1 ± 10,0 tuổi; 87,5% là phụ nữ; và 12,5% là nam giới.

Bệnh nhân cải thiện tình trạng rám má sau thời gian điều trị trung bình là 1,6 ± 0,8 tháng. Dấu hiệu đầu tiên của sang thương bạch biến tái phát sau thời gian điều trị trung bình 1,0 ± 0,4 tháng.

Đa số bệnh nhân (84,4%) cải thiện tình trạng rám má từ “nhẹ” đến “tốt” khi kết thúc quá trình theo dõi trên mỗi điểm PGA.

Tương tự, 81,3% bệnh nhân cải thiện ít nhất 25% các tổn thương bệnh bạch biến. Không có tác dụng phụ đáng kể nào được ghi nhận, cũng như không có bất kỳ triệu chứng bạch biến nào xấu đi.

Có 3 bệnh nhân cho biết có tác dụng phụ cần cấp cứu bao gồm 2 người bị đau đầu và 1 người bị chướng bụng.

Các hạn chế của nghiên cứu bao gồm nhóm nghiên cứu nhỏ và thiết kế hồi cứu.

Theo kết quả này, bệnh nhân bị rám má và bạch biến đồng thời vẫn có thể được hưởng lợi từ phương pháp điều trị nám bằng axít tranexamic đường uống.

Các nghiên cứu viên cho biết: “axit tranexamic đường uống có thể là một lựa chọn khả thi đối với rám má ở bệnh nhân bạch biến. Nghiên cứu với quy mô lớn trong tương lai, ngẫu nhiên cần được thực hiện để đảm bảo xác nhận hiệu quả có lợi của phương pháp này.”

  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status