• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Botulinum Toxin – Tiềm năng điều trị chứng rụng tóc nội tiết tố nam androgen

BS Nguyễn Thị Thùy Trang

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Các nhà nghiên cứu đã đề xuất trong một bài viết được đăng trên Tạp chí Thẩm Mỹ Da, tiêm Botulinum toxin (BT) có thể có tiềm năng như một phương pháp điều trị cho những bệnh nhân mắc chứng rụng tóc nội tiết tố nam (Androgenetic Alopecia – AGA).

AGA là chứng rụng tóc phổ biến nhất, nhưng phương pháp điều trị duy nhất được Cục Quản lý Thực – Dược phẩm Mỹ (FDA) chấp thuận cho chứng rối loạn này là minoxidil tại chỗ và Finasteride uống ở nam. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng tiêm BT có thể là một phương pháp điều trị hỗ trợ cho những bệnh nhân mắc chứng rối loạn này.

Trong một bài viết được đăng trên Tạp chí Thẩm Mỹ Da, tiêm Botulinum toxin (BT) được xem là
phương pháp tiềm năng điều trị chứng rụng tóc nội tiết tố nam. Ảnh minh họa

Sự thay đổi độ nhạy của androgen và khuynh hướng di truyền là những yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành bệnh nguyên. Mất cân bằng oxy hóa và viêm vi mô quanh nang lông cũng là những yếu tố góp phần.

Các nhà nghiên cứu miêu tả trong chứng AGA, những khu vực hói có lượng oxy thấp hơn những khu vực không có oxy. Do quá trình chuyển đổi testosterone thành dihydrotestosterone (DHT) xảy ra trong môi trường có nồng độ oxy thấp, sự gia tăng cung cấp máu sẽ làm giảm tình trạng thiếu oxy cục bộ và có thể có lợi trong AGA, theo các nhà nghiên cứu.

Ảnh minh họa: Sự thay đổi độ nhạy của androgen và khuynh hướng di truyền là những yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành bệnh nguyên

DHT gây ra sự sản sinh yếu tố tăng trưởng biến đổi β1 (TGF-β1) trong các tế bào của nhú bì. TGF-β1 có một vai trò liên quan trong việc khởi phát AGA và đối kháng với nó, có thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh, theo các nhà nghiên cứu..

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng lý do hợp lý của việc sử dụng BT ở bệnh nhân AGA là thúc đẩy sự thư giãn của các cơ da đầu, điều này sẽ làm giảm áp lực của cơ lên các mạch tổn thương và có khả năng tăng lưu lượng máu và oxy đến các vùng hói.

Và theo họ: “Vì vậy, sẽ có sự giảm DHT trong mô do hiệu ứng được gọi là “rửa sạch”, và do đó, sự thu nhỏ nang sẽ ít hơn, được coi là cơ sở sinh lý bệnh chính của bệnh này”.

Những người đàn ông bị AGA đã được chứng minh là có độ cứng ở đỉnh da đầu lớn hơn đáng kể so với các khu vực khác, độ cứng này có thể liên quan đến quá trình xơ hóa do tăng mức TGF-β1 ở các vị trí bị ảnh hưởng bởi bệnh. Do đó, tiêm BT có thể ức chế bài tiết TGF-β1 từ nang lông, dẫn đến tác dụng chống xơ hóa.

Các nhà nghiên cứu nhận xét: “Khi các cơ chế gây bệnh nguyên sinh bổ sung khác xuất hiện, các giả thuyết mới nảy sinh để bổ sung cho các liệu pháp cổ điển đã được phê duyệt. “Theo nghĩa này, tiêm BT dường như có cơ sở lý thuyết hỗ trợ việc sử dụng nó để mở rộng các kĩ thuật công nghệ điều trị cho AGA, mặc dù cần có các thử nghiệm lâm sàng mạnh mẽ để xác nhận xem liệu lý do sử dụng nó có được xác nhận trong thực hành lâm sàng hay không.”

Tài liệu tham khảo

Melo DF, Ramos PM, Antelo DAP, Machado CJ, barcaui CB. Is there a rationale for the use of botulinum toxin in the treatment of androgenetic alopecia? J Cosmet Dermatol. Published online April 24, 2021. doi: 10.1111/jocd.14177 

Share348SendSend
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM