Theo nghiên cứu, đánh giá xơ cứng bì khu trú vùng đầu mặt (craniofacial morphea) bằng phương pháp chụp ảnh 3D (3D digital Stereophotogrammetry) có sự tương quan cao với các đánh giá được thực hiện trên lâm sàng.
Bác sĩ Laila F. Abbas và cộng sự thuộc khoa da liễu tại Bệnh viện Đại học Y Texas (Mỹ) cho biết: “Xác định một cách khách quan mức độ tổn thương mô ở xơ cứng bì khu trú là một thách thức”.
Các nhà nghiên cứu gợi ý phương pháp chụp ảnh 3D (3D digital stereophotogrammetry) – một phương pháp chụp không dùng bức xạ được sử dụng trong phác đồ điều trị một số chứng rối loạn vùng đầu mặt – là một phương pháp có thể đánh giá sự tổn thương mô không xâm lấn ở bệnh nhân xơ cứng bì khu trú.
Nghiên cứu tiền cứu bao gồm 23 bệnh nhân xơ cứng bì khu trú vùng đầu mặt. Bệnh nhân đã được đánh giá lâm sàng, chụp ảnh 3D (3D digital stereophotogrammetry) và đánh giá chất lượng cuộc sống (QOL).
Sự bất đối xứng bệnh lý được quan sát thấy ở ít nhất một vùng trên khuôn mặt 20 bệnh nhân. Vùng bất đối xứng được báo cáo phổ biến nhất là vùng trán trên 14 bệnh nhân. Tiếp theo là ở vùng má của 13 bệnh nhân, còn lại 6 bệnh nhân ở vùng miệng và 3 ở mũi.
Hai chuyên gia và hai người không chuyên cùng đánh giá các bức ảnh truyền thống và ảnh 3D để xác định xem tình trạng bệnh là nhẹ, trung bình hay nặng. Sau đó, các nhà nghiên cứu tính toán độ tin cậy giữa hai nhóm chuyên gia và không chuyên.
Kết quả cho thấy hình ảnh 3D có thể phát hiện 20,6% nhóm bệnh có sự bất đối xứng bệnh lý.
Khi các nhà nghiên cứu đánh giá mức độ nặng của bệnh bằng hình ảnh, 19% ảnh 3D cho mức độ nặng nhưng ảnh truyền thống là 0% (P = 0,004). Độ tin cậy inter-rater cao đối với cả ảnh 3D (hệ số kappa = 0,727) và ảnh truyền thống (hệ số kappa = 0,824). Độ tin cậy intra-rater “dao động từ trung bình đến gần như tuyệt đối” cho cả hai loại hình ảnh.
Đối với những người đánh giá không chuyên, độ tin cậy inter-rater là “gần tuyệt đối” đối với ảnh 3D (hệ số kappa = 0,812) và “tương đối” đối với ảnh truyền thống (hệ số kappa = 0,333). Độ tin cậy intra-rater phạm vi từ “trung bình đến đáng kể” cho hai loại hình ảnh.
Các phát hiện thêm cho thấy mối tương quan giữa điểm PGA-D (Physician Global Assessment of Damage) và một số kết quả liên quan, bao gồm bất đối xứng miệng (P = 0,0021) và bất đối xứng má (P = 0,04).
Hơn thế nữa, điểm PGA-D cũng tương quan với xếp hạng đo bằng ảnh 3D (trung bình và nhẹ, 27,5 so với trung bình, 46,5 so với nặng, 64; P = 0,0152).
Các phát hiện khác cũng cho thấy mối liên quan giữa sự bất đối xứng ở phần mặt dưới với điểm QOL thấp (P = 0,013).
Nghiên cứu trên bị giới hạn bởi kích thước mẫu và thiết kế mặt cắt.
Các nhà nghiên cứu kết luận: “ Chụp ảnh 3D (3D digital stereophotogrammetry) có thể phát hiện và định lượng sự bất đối xứng ở bệnh nhân xơ cứng bì khu trú vùng đầu mặt, với độ nhạy cao hơn so với các phương pháp đánh giá truyền thống”.