Nevus bã là một u da bẩm sinh lành tính, được tạo ra bởi sự bất thường thượng bì, tuyến bã, tuyến mồ hôi và nang lông. Sang thương thường xuất hiện từ lúc mới sinh, dạng mảng hay dát giới hạn rõ, ánh vàng và không có tóc.
Nevus bã Jadasohn là một minh chứng tiêu biểu của câu danh ngôn “Một nửa kiến thức y khoa mà bạn học được ở trường y sẽ không còn đúng nữa”.
Nevus bã là bệnh lý thường gặp (gặp ở 0,3% trẻ sinh ra), được mô tả lần đầu tiên bởi Jadassohn trong năm 1985. Sang thương ngày càng rõ khi bệnh nhân bước vào tuổi dậy thì (khi tuyến bã tăng sinh) và có khi tiến triển thành sang thương dạng sùi. Sang thương thường xuất hiện ở da đầu và mặt.
Các sang thương tân sinh thứ phát (đa số lành tính) thường xuất hiện ngay trên mảng nevus bã khi trưởng thành.
Nếu các sang thương lớn hơn và phân bố theo đường Blaschko, có thể là hội chứng nevus thượng bì mang tên Schimmelpenning-Feuerstein-Mims (SFM). Các biểu hiện bất thường gồm ở mắt (như u nang kết mạc, lé, coloboma mống mắt), hệ thần kinh trung ương (bất thường cấu trúc não, động kinh) và khung xương (bất thường chi, sọ mặt).
Nevus bã không phải là rối loạn di truyền vì nó tạo ra bởi đột biến sau tạo hợp tử trên con đường RAS/MAP kinase (thể khảm “RASopathy”), con đường truyền tín hiệu yếu tố tăng trưởng ngoại bào đến dòng thác phiên mã nhân, tác động đến quá trình tăng trưởng, apoptosis và biệt hóa tế bào.
Đột biến HRAS và KRAS đã được báo cáo là có trong nevus bã hay hội chứng Schimmelpenning-Feuerstein-Mims.
Theiler và cộng sự đã báo cáo là có đột biến sau hợp tử ở vùng FGFR2 xuyên màng ở 6 trẻ trong 8 trẻ có nevus bã dạng cuộn não (4 trẻ trong số đó có nevus bã dạng u nhú hay u có cuống). Không trẻ nào trong 8 trẻ bị mắc hội chứng Schimmelpenning-Feuerstein-Mims.
Một trẻ mắc u tuyến mồ hôi dạng nhú (syringocystadenoma papilliferum _ SCP). Đột biến sau hợp tử trên FGFR2 cũng được tìm thấy trên các dạng khảm của mụn, nevi thượng bì tế bào sừng, gai đen, nevus thượng bì tròn và đỏ velvet (rounded and velvety epidermal nevus _RAVEN).
Nhiều tranh cãi xung quanh nguy cơ khởi phát u tân sinh thứ phát trên nevus bã. Các bác sĩ da liễu vào đầu thập niên 80 được dạy rằng nguy cơ khởi phát ung thư tế bào đáy (BCC) là cỡ 30%.
Vào năm 1998, Karnbach và cộng sự đã báo cáo một ca trichoblastoma phát triển nên nevus bã trên bệnh nhân SCP 43 tuổi. Có thể các khối u trước đây được coi là ung thư tế bào đáy có thể chỉ là u trichoblastoma lành tính.
Các tổn thương lành tính như trichoepithelioma, u tuyến nội tiết dạng ống (tubular apocrine adenomas) và u bã cũng được tìm thấy trên sang thương nevus bã. Rất hiếm khi có các sang thương ác tính như carcinoma bã, carcinoma phần phụ vi nang, hay melanoma xuất hiện trên nevus bã.
Idriss và Elston thực hiện nghiên cứu hồi cứu trên 706 bệnh nhân nevus bã (với 707 sang thương). Trichoblastoma là sang thương thứ phát thường gặp nhất (52 người, 7,4%), kế tiếp là SCP (33 người, 5,2%).
Các u ác tính chỉ thấy trên 2,5% bệnh nhân, trong đó ung thư tế bào đấy (BCC) là thường gặp nhất (8 người, 1,1%), kết tiếp là ung thư tế bào gai (4 người, 0,57%). Tần suất xuất hiện u tân sinh thứ phát phụ thuộc vào tuổi bệnh nhân và vùng bị nevus bã (với P<0,05).
Hầu hết các u ác tính đều chỉ thấy ở người lớn. Các tác giả kết luận rằng “Nghiên cứu chúng tôi cho thấy đa số các u tân sinh thứ phát phát triển nevus bã thường là lành tính.
Vì không có u ác tính nào tìm thấy ở trẻ em nên chúng tôi nghĩ rằng có thể trì hoãn phẫu thuật cắt bỏ u bã cho đến khi trẻ dậy thì.
Trong nghiên cứu hồi cứu trên 405 bệnh nhân nevus bã ở Đài Loan, Hsu và cộng sự cũng báo cáo là có 38 ca u tân sinh thứ phát (chiếm 8,5%). Trong đó, 80% là u lành tính, thường gặp nhất là SCP (2,7%), sau đó là trichilemmoma (1,6%). U ác tính thứ phát trên nevus bã thường gặp nhất là ung thư tế bào đáy và biểu hiện của nó cũng không điển hình.
Tất cả các u ác tính khởi phát trên nền nevus bã đều gặp trên người lớn, tuổi trung bình người khởi phát BCC cao hơn người khởi phát trichoblastoma với P=0,0028.
Các tác giả kết luận rằng sự chuyển dạng sang ác tính của nevus bã rất hiếm gặp và chỉ xảy ra ở người lớn. Họ đề xuất nên cắt nevus bã dự phòng khi trẻ còn nhỏ nhưng ở lứa tuổi dậy thì vì nguy cơ ác tính có thể tăng theo thời gian.
Điểm quan trọng nhất trong điều trị và quản lý nevus bã là giáo dục về tính chất khó thay đổi hình dạng của sang thương khi trẻ còn nhỏ (ngoại trừ việc dày lên trong tuổi dậy thì) cho người bệnh và gia đình.
Nếu có thay đổi trên sang thương, cần phải làm sinh thiết, gia đình cũng sẽ quyết định thời điểm cắt bỏ nevus bã là sau khi dậy thì hay đợi đến khi trẻ lớn (khi mà có thể gây tê tại chỗ).
Các thủ thuật trên bề mặt da như cạo, bào hay dùng laser tái tạo bề mặt không được khuyến cáo vì sang thương sẽ không được loại bỏ hết.
Trong một nghiên cứu mới, Zhou và Antaya cho thấy kem thoa sirolimus 1% có thể làm phẳng nevus bã hay nevi thượng bì cho 4 trong tổng số 5 bệnh nhân. Các bệnh nhân có nhiều nevus bã, cần phải tầm soát hội chứng SFM.
So với những ngày bác sĩ Warren R. Heymann còn là nội trú, giờ đây, các bác sĩ da liễu đã có thể tự tin hơn để nói về dự hậu cũng như đưa ra phác đồ tiếp cận và quản lí thích hợp cho nevus bã. Hiểu biết về cơ chế sinh học phân tử của nevus bã giúp việc quản lí nevus bã được toàn diện hơn và giúp ngăn ngừa nguy cơ phát triển u tân sinh ác tính.
Điểm đáng nhớ: Nevus bã là sang thương thường gặp, ít nguy cơ tiến triển thành u ác tính (u ác tính thứ phát thường gặp nhất trên nevus bã là ung thư tế bào đáy).
Biến chứng hầu như chỉ thấy trên người lớn nên bệnh nhân (và người nhà) có thời gian quyết định rằng liệu có nên cắt dự phòng và nếu cắt, thời điểm nào là phù hợp. Việc hiểu về cơ chế phân tử trong bệnh sinh của nevus bã đã cho thấy những thuốc thoa như sirolimus có thể dùng để cải thiện bề mặt của nevus bã. Cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để xem liệu rằng u tân sinh thứ phát.
Nguồn: