• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Tác dụng phụ của phương pháp điều trị ALA-PDT trên bệnh nhân mụn trứng cá

ThS. BS. Lê Minh Châu

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Ngoài ngứa và tăng sắc tố, các tác giả nghiên cứu ghi nhận rằng bệnh nhân càng lớn tuổi, tác dụng phụ càng nhẹ và ALA-PDT càng hiệu quả, tác dụng phụ sẽ càng nặng.

Những bệnh nhân bị tác dụng phụ từ nhẹ đến trung bình sẽ có khả năng đáp ứng tốt với phương pháp này hơn. 

Nghiên cứu trên Photodiagnosis and Photodynamic Therapy vừa công bố các tác dụng phụ sau dùng liệu pháp quang động học 5-aminolaevulinic.

ALA-PDT là phương pháp thường dùng trong điều trị trứng cá trung bình nặng và có những tác dụng phụ đã được ghi nhận.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn rất ít dữ liệu lâm sàng về tác dụng phụ của phương pháp này. Điều này gây hoang mang, lo lắng cho bệnh nhân và ảnh hưởng kết quả điều trị.

Ảnh minh họa

Các nhà nghiên cứu đã thực hiện khảo sát hệ thống để tìm hiểu rõ và chi tiết hơn về tác dụng phụ của phương pháp này ở những bệnh nhân bị mụn trứng cá.

Các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đã thực hiện nghiên cứ tiến cứu tại Bệnh viện Bệnh da Thượng Hải, Trung Quốc, trên 35 bệnh nhân bị mụn trứng cá trung bình đến nặng (độ tuổi từ 18 -31; tuổi trung bình là 23,5; 40% là nữ).

Mỗi bệnh nhân được điều trị bằng cách thoa 5% ALA vào vùng có thương tổn mụn trong 90 phút sau đó được lau đi và chiếu ánh sáng đỏ. Liệu trình này thực hiện 1 lần/ tuần trong 4 tuần.

Phản ứng được ghi nhận ở giai đoạn cấp và giai đoạn phục hồi. Ở giai đoạn cấp, tác dụng phụ được ghi nhận là hồng ban (94,3%), đau sau điều trị (91,4%), rát da (91,4%), khô da (91,4%), ngứa (85,7%) và mụn mủ (82,9%). Khoảng 20% bệnh nhân (hoặc ít hơn) bị tác dụng phụ nặng như phù và tạo bóng nước.

Trong giai đoạn phục hồi, các tác dụng phụ được ghi nhận là mài (65,6%) rỉ dịch (48,6%) và tăng sắc tố (42,7%). Ngứa thường gặp ở bệnh nhân nam hơn nữ và mụn mủ thường gặp ở bệnh nhân trẻ hơn.

Đồng thời nghiên cứu cũng ghi nhận rằng ở bệnh nhân nặng, tác dụng phụ ở giai đoạn cấp càng nặng, hiệu quả điều trị của phương pháp này càng cao.  

Các tác giả ghi nhận tác dụng phụ của phương pháp ALA-PDT có tương quan với các nhân tố sau: Bệnh nhân càng lớn tuổi, tác dụng phụ càng nhẹ (mối tương quan này không đúng với triệu chứng ngứa và tăng sắc tố).

Bên cạnh đó, phản ứng phụ nhẹ đến trung bình có thể là phản ứng viêm của ALA-PDT và đây là chỉ điểm cho thấy rằng bệnh nhân đáp ứng tốt với phương pháp này.

Dựa vào nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã thiết kế được bảng mẫu để giúp các bác sĩ lâm sàng quản lý tác dụng phụ của phương pháp này tốt hơn.

Adverse Reactions to ALA-PDT in Patients With Acne Vulgaris

Adverse Reactions to ALA-PDT in Patients With Acne Vulgaris

Share348SendSend
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM