Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Da liễu Thẩm mỹ (Journal of Cosmetic Dermatology), nồng độ vitamin D trong huyết thanh ở những bệnh nhân bị mụn cóc thấp hơn bình thường; nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định xem liệu việc bổ sung vitamin D bằng đường uống có vai trò trong điều trị mụn cóc hay không.
Nghiên cứu bệnh chứng đã được tiến hành bao gồm 80 người tham gia trong 2 nhóm (40 bệnh nhân bị mụn cóc và 40 người khỏe mạnh) đến khám từ tháng 7 năm 2019 đến tháng 8 năm 2020.Các bệnh nhân bị mụn cóc được phân thành 3 phân nhóm : 14 bệnh nhân có nồng độ vitamin D bình thường, 16 bệnh nhân thiếu nhẹ và 10 bệnh nhân thiếu hụt vitamin D.
Trong số các bệnh nhân (11-42 tuổi, tuổi trung bình, 30,20 ± 9,19 tuổi; 72,5% nam giới), 7 (17,5%) có tiền sử gia đình bị mụn cóc. Tổng cộng có 12 bệnh nhân (30%) bị mụn cóc thông thường, 17 (42,5%) bị mụn cóc ở bàn chân, 7 (17,5%) bị mụn cóc phẳng và 4 (10%) bị mụn cóc dạng sợi.Trong nhóm này, 14 bệnh nhân (35%) có đủ vitamin D, 16 (40%) thiếu nhẹ và 10 (25%) thiếu hụt.
Trong nhóm chứng (14-47 tuổi, tuổi trung bình, 31,85 ± 9,06 tuổi; 75% nam giới ), 12 người (30%) có đủ mức vitamin D, 18 (45%) thiếu nhẹ và 10 (25%) thiếu hụt vitamin D.
Giới tính không liên quan đến nồng độ vitamin D trong huyết thanh (P = 0,112), mặc dù sự thiếu vitamin D cao hơn đáng kể ở phụ nữ (P = 0,025). Tiền sử gia đình bị mụn cóc không liên quan đến nồng độ vitamin D trong huyết thanh, cũng như tình trạng trong nhóm bệnh nhân (P = 0,550; P = 0,482, tương ứng).
Những bệnh nhân bị mụn cóc ở bàn chân có nồng độ vitamin D trong huyết thanh giảm đáng kể (P = 0,044).
Trong nhóm bệnh nhân bị mụn cóc, 26 bệnh nhân thiếu vitamin D được điều trị bằng cách bổ sung vitamin qua đường uống hàng tuần trong 3 tháng liên tục, cho đến khi về mức bình thường và sau đó được đánh giá lại. Kết quả có 13 người không đáp ứng, 5 người đáp ứng một phần và 8 người mụn cóc biến mất hoàn toàn.
Thời gian và số lượng mụn cóc không tương quan với nồng độ vitamin D trong huyết thanh (P = 0,832, P = 0,561, tương ứng). Nồng độ vitamin D trong huyết thanh không ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng với điều trị (P = .250, P = .101)
Mặc dù nồng độ vitamin D thấp hơn xảy ra ở những bệnh nhân bị mụn cóc, nhưng mức giảm vitamin không đáng kể so với nhóm chứng (P = 0,908).
Nghiên cứu bị giới hạn bởi kích thước mẫu nhỏ. Đồng thời, do được thực hiện trong mùa hè cũng có thể một lượng lớn hơn những người tham gia được coi là có đủ vitamin D.
Trước khi thiết lập vai trò cụ thể của vitamin D trong điều trị mụn cóc, các nghiên cứu phải cần kiểm soát về các khía cạnh di truyền, phân tử và mô học.
Vitamin D3 là một loại thuốc rẻ tiền đã được chứng minh là rất có lợi, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, tác dụng của nó đối với điều hòa miễn dịch và tăng cường miễn dịch ở da đòi hỏi phải có các nghiên cứu di truyền và lâm sàng lớn hơn có kiểm soát.