Chăm sóc da có vẻ đơn giản nhưng thực ra nó mang tính công nghệ lẫn nghệ thuật. Nhiều người không thành công vì những quan niệm sai lầm.
Ngộ nhận 1: Tất cả kem chống nắng đều tốt
Sai! Thành phần chống nắng hóa học (phi vật lý) dễ thâm nhập vào da và hấp thụ bức xạ UV thông qua các liên kết hóa học. Chúng từ từ phân hủy và giải phóng nhiệt dưới dạng sản phẩm phụ của quá trình tương tác hóa học với ánh sáng cực tím. Năng lượng nhiệt này sau đó tiêu tan và thoát ra khỏi da. Ngoài ra, kem chống nắng hóa học có thể gây kích ứng cho da, đặc biệt đối với những người có làn da nhạy cảm.
Sự lựa chọn tốt hơn là các thành phần chống nắng vật lý như Titanium Dioxide và Zinc Oxide. Chúng phản xạ tia cực tím và không có phản ứng nhiệt liên quan đến việc sử dụng chúng, vì vậy sản phẩm này là một lựa chọn tốt hơn cho mục đích chống nắng. Kem chống nắng vật lý không xâm nhập vào da mà thay vào đó hoạt hóa như những tấm gương nhỏ để phản chiếu lại tia cực tím. Vì chúng không xâm nhập, kem chống nắng vật lý không gây kích ứng cho da.
Ngộ nhận 2: Sản phẩm hữu cơ luôn tốt hơn so với sản phẩm phi hữu cơ
Trong khi các sản phẩm hữu cơ nghe qua có vẻ hấp dẫn và lành mạnh hơn so với các sản phẩm phi hữu cơ, nhưng khi dùng cũng nên xem xét cẩn thận để khẳng định. Có nhiều tổ chức của Mỹ đã chứng nhận các sản phẩm chăm sóc cá nhân hữu cơ như USDA, Ecocert, BDIH, NPA… dựa theo các tiêu chuẩn khác nhau. Do đó, chỉ vì một sản phẩm được dán nhãn hữu cơ, không thể biết cụ thể nó có bao nhiêu phần trăm nguyên liệu hữu cơ được.
Ngoài ra, một số sản phẩm liệt kê các thành phần là hữu cơ nhưng lại được kết hợp theo công thức ở mức rất thấp. Trong trường hợp này, thuật ngữ hữu cơ có rất ít hoặc không có ý nghĩa. Các sản phẩm hữu cơ cũng có thể không được bảo quản đúng cách và có thể bị ô nhiễm trong quá trình sử dụng, khiến chúng có thể không an toàn khi sử dụng và dễ gây phản ứng dị ứng cho da.
Ngộ nhận 3: Quan tâm tới thành phần hóa học, ‘không đau, không tác dụng’.
Một số sản phẩm chăm sóc da thường tạo cảm giác vật lý, nhưng thực tế lại không ‘hoạt hóa’ hay đem lại hiệu quả cho làn da. Rất đa dạng như dầu bạc hà hoặc cồn, hay các thành phần có thể làm ngứa da như dầu bạc hà, hương thảo và long não hoặc các thành phần gây ra cảm giác nóng rát như axit alpha hay beta hydroxy…
Những thành phần này thường được pha chế không đúng cách có thể gây kích ứng, viêm và gây tổn thương da. Một cảm giác tạm thời cho da thường vô hại nhưng kích ứng kéo dài có thể dẫn đến nhạy cảm và gây phản ứng dị ứng.
Ngộ nhận 4: Sau 40 tuổi, SPF là vô nghĩa
Hoàn toàn sai! Khi chúng ta già đi, da nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời, có nghĩa, cháy nắng nhanh hơn so với khi còn trẻ. Hầu hết các bệnh ung thư da là do tác hại của ánh nắng mặt trời mà chúng ta phơi nhiễm trong suốt cuộc đời. Phơi nắng làm tổn hại gien di truyền DNA da, không chỉ tăng nguy cơ bị ung thư, mà còn làm hỏng hệ thống chất nền ngoại bào của da, bao gồm chủ yếu là collagen và elastin.
Theo thời gian, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dẫn đến nếp nhăn sớm và đổi màu da cũng như chảy xệ. Ngoài ra, khi chúng ta già đi, làn da của chúng ta trải qua những thay đổi làm suy yếu khả năng phòng vệ chống lại bệnh ngoài da với hệ thống miễn dịch bị tổn thương và khả năng chữa bệnh kém hơn. Những ảnh hưởng này đều trầm trọng hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vì vậy dùng kem chống nắng có độ SPF cao không bao giờ là thừa hay vô nghĩa.
Chỉ số SPF (sun protection factor) theo Cục Quản lý Thực – Dược phẩm Mỹ (FDA) là định mức đo lường khả năng chống lại tia UVB được dùng trong kem chống nắng. Chỉ số này được tính theo số giờ và tỷ lệ phần trăm chống tia UV khi sử dụng kem chống nắng trên da.
Chỉ số SPF trong kem chống nắng thấp nhất là 15 và cao nhất là 100, 1 SPF có khả năng bảo vệ làn da và hạn chế những tác hại của tia UVB trong khoảng 10 phút.
Ý nghĩa chỉ số SPF trên kem chống nắng: Có 2 cách hiểu phổ biến
Hiểu theo thời gian chống tia UV: Nghĩa là lấy chỉ số SPF nhân 10 để tính được thời gian bảo vệ da chống tác hại của tia UVB tính bằng phút. Ví dụ kem chống nắng có chỉ số SPF là 30 thì thời gian bảo vệ da khỏi tác hại của tia UVB là 300 phút.
Theo phần trăm chống lại tia UV: Khi đặt trong điều kiện hoàn hảo thì kem chống nắng có chỉ số SPF là 15 sẽ chặn được khoảng 93,3% tác hại từ tia UVB, SPF 30 là khoảng 96,7%, SPF 50 là khoảng 98%. Tuy nhiên tỷ lệ này cũng mang tính chất tương đối trong một thời gian nhất định.
Ngộ nhận 5: Nếu sản phẩm không tác dụng ngay lập tức thì loại ngay
Không nên, bởi có rất ít sản phẩm có tác dụng tức thì, trừ chất tẩy rửa và dưỡng ẩm. Các sản phẩm chống lão hóa làm giảm rõ rệt sự xuất hiện của nếp nhăn và nếp nhăn có thể mất từ 4 – 12 tuần. Những tác dụng ban đầu của các sản phẩm làm sáng da có thể thấy trong 2 – 3 tuần trong khi tiếp tục sử dụng hơn 8 – 12 tuần sẽ phát huy tác dụng lâu dài hơn.
Tương tự, các sản phẩm chăm sóc da như retinol và các sản phẩm chống mụn trứng cá cũng phải mất một thời gian nhất định, vì vậy hãy kiên trì, không nên loại ngay khi không thấy có tác dụng tức thì.