🔥🔥🔥 LASER XUNG NHUỘM MÀU (PDL) ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG MẠCH MÁU DA – Bác sĩ của bạn – HTV9 – ThS.BS Tạ Quốc Hưng
🌞🌞🌞 Chương trình “BÁC SĨ CỦA BẠN”
🌞🌞🌞 Chương trình phát sóng trên kênh HTV9 – Kênh Thời sự – Chính luận – Tổng hợp của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
—
👇👇👇
🏥 KHOA DA LIỄU THẨM MỸ DA – BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM
📍 Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, P. 11, Q.5, TP.HCM
☎️ SĐT: 028 3855 4269
Lịch khám bệnh của khoa Da liễu – Thẩm mỹ da, phòng 17-20 lầu 1 khu A BVĐHYD, như sau:
Thứ 2- thứ 6: sáng từ 6:30-11:30; chiều từ 13:00 -16:30
Thứ 7: 6:30 -11:30
Để được tư vấn và khám bệnh, vui lòng đăng ký tại Bệnh viện Đại học Y Dược – 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TPHCM.
🍬 Mọi thông tin vui lòng liên hệ Bộ phận Chăm sóc khách hàng (trong giờ hành chính): 1900.2827
Nội dung phụ đề tham khảo:
MC Diễm Loan: Xin chào quý vị khán giả. Diễm Loan rất cảm ơn quý vị đã luôn dành thời gian quan tâm theo dõi chương trình bác sĩ của bạn và ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tiếp tục tìm hiểu về những công nghệ hiện đại trong việc chăm sóc và làm đẹp cho làn da quý vị nhé.
Thưa quý vị, quý vị đã nghe qua laser rồi đúng không ạ? Thế thì quý vị đã nghe qua laser xung nhuộm màu chưa ạ? Cùng với cái tác dụng đó sẽ là hỗ trợ điều trị cho những cái tổn thương mạch máu da. Và nếu như quý vị đang quan tâm tới chủ đề này, xin hãy đồng hành cùng với chúng tôi để lắng nghe phần tư vấn từ thạc sĩ bác sĩ Tạ Quốc Hưng ạ. Xin chào bác sĩ.
Bác sĩ Tạ Quốc Hưng: Xin chào Diễm Loan, xin chào quý vị khán giả đang theo dõi chương trình.
Laser xung nhuộm màu là gì?
MC Diễm Loan: Thưa bác sĩ, trước tiên xin nhờ bác sĩ có thể chia sẻ cho quý vị khán giả được biết laser xung nhuộm màu là gì thưa bác sĩ?
Bác sĩ Tạ Quốc Hưng: Thì laser xung nhuộm màu à, chúng ta thấy rằng cái tên nó rất là đặc biệt ha, nó nghe “nhuộm… nhuộm cái gì đó”. Thì laser xung nhuộm màu là một cái laser sử dụng mực hữu cơ. Thì cái mực này nó sẽ đóng vai trò là một cái nguồn phát xạ, để từ đó cái laser chúng ta, cái tip laser chúng ta sẽ phát ra một cái chùm tia à có cái bước sóng sẽ từ khoảng từ 585 tới 595 nm.
Thì đây là một cái xung, khi đó chúng ta bắn ra nó sẽ có cái màu và màu của nó sẽ tương ứng với cái bước sóng từ 585 đến 595 nanômét là màu hơi màu vàng hơi ngã cam một tí.
Ứng dụng của laser xung nhuộm màu trong điều trị tổn thương mạch máu da
MC Diễm Loan: Thưa bác sĩ, như vậy với laser xung nhuộm màu thì sẽ được ứng dụng để điều trị những cái tổn thương ở mạch máu da như thế nào ạ?
Bác sĩ Tạ Quốc Hưng: Các tổn thương rối loạn mạch máu thường hay gặp đó là những cái, đầu tiên đó là sự phân bổ mạch máu ở cái bề mặt da chúng ta bị rối loạn. Thì cái tình trạng này thông thường chúng ta ở những cái người mà chúng ta có cái cơ địa, hoặc là chúng ta sử dụng cái kem trộn nhiều thì lúc này da chúng ta sẽ rất là mỏng, và cái sự mỏng đi này làm cho da chúng ta sẽ xuất hiện lộ những cái mà chúng ta gọi là gân máu ở bề mặt da. Thì đây chính là cái dạng sang thương đầu tiên đó là tình trạng giãn mạch máu.
Cái nhóm tổn thương thứ hai mà chúng ta cũng rất là hay gặp đó là vì chúng ta phân bổ mạch máu à sai và chúng ta sẽ tạo thành những cái bớt à ở trẻ em, đó là những cái gọi là bớt rượu vang. Thì cái bớt rượu vang này nó sẽ hình thành tạo thành những cái mảng có màu đỏ tươi ở trên bề mặt, thường hay xuất hiện ở vùng mặt, vùng quanh mắt hoặc là vùng trán hoặc là vùng má ở trẻ em.
Và cái nhóm thứ ba đó là những cái tình trạng u mạch máu. Thì đây chính một tình trạng rối loạn mạch máu rất là khó chịu, có nó sẽ gây biến dạng cái gương mặt và xuất hiện trên mặt. Chúng ta sẽ xuất hiện những cái cục, những cái cục này sẽ có màu đỏ tươi hay đỏ đậm tùy thuộc vào cái mức độ nặng của cái sang thương à mà chúng ta gọi là u mạch máu.
Ngoài ra thì cái laser xung nhuộm màu nó cũng có khả năng tác động vào rất là tốt ở cái nhóm rối loạn mạch máu như là ví dụ như là những cái thương viêm có tình trạng gọi là giãn những cái mao mạch, những cái mạch máu tại những cái vùng này.
Ví dụ như những tình trạng mụn trứng cá rất là nặng nề à, những cái tình trạng như là da chúng ta bị vảy nến hoặc là những cái tình trạng như là trứng cá đỏ. Đây là những tình trạng mà da chúng ta có hiện tượng gọi là dồn máu đến cái vị trí sang thương rất là nhiều. Thì đây cũng là một trong những cái nhóm sang thương rất là thích hợp khi mà chúng ta điều trị với cái laser xung nhuộm màu.
Cơ chế hoạt động của laser xung nhuộm màu
MC Diễm Loan: Thì dựa vào những cái cơ chế hoạt động, chúng ta cái laser này khi nó tác động vào cơ chế hoạt động của những cái sang thương là đầu tiên chúng ta sẽ có một cái pha đó là cái laser chúng ta nó khả năng xuyên sâu xuống bên dưới những cái mạch máu.
Bác sĩ Tạ Quốc Hưng: Và đối với cái bước sóng 585 tới 595 nanômét này thì cái mô đích là cái oxy hemoglobin. Nó sẽ được hấp thụ cái năng lượng này từ đó nó sẽ gia tăng nhiệt độ rất là nhanh chóng tại bên trong cái lòng mạch máu. Và chính cái gia tăng nhiệt độ này nó sẽ làm phóng thích tạo thành hiện tượng là gia tăng nhiệt độ rất là mạnh bên trong lòng mạch và nó sẽ lan tỏa nhiệt độ vào cái thành mạch máu.
Và khi mà thành mạch máu chúng ta bị tác động một cái lượng nhiệt nhất định, nó sẽ có hiện tượng co mạch lại, thậm chí nó sẽ bị tổn thương, nó sẽ bị hủy luôn cái mạch máu đó và từ cơ thể chúng ta nó sẽ đào thải những cái mạch máu này.
Và đây chính là một những cái cơ chế rất là đắc giá khi khi chúng ta điều trị cái sang thương những cái sự tổn thương mạch máu này, bởi vì laser xung nhuộm màu nó chỉ tác động hoàn toàn vào cái tổn thương mạch máu mà không làm tổn thương nhiệt độ ra những cái mục đích xung quanh, từ đó sẽ đạt được chúng ta sẽ đạt được cái mong muốn chúng ta là điều trị những cái rối loạn mạch máu, làm mờ đi, làm mất đi những cái tổn thương mạch máu mà hạn chế tối đa cái việc gọi là gây tổn thương cho những cái vùng mô xung quanh da của chúng ta.
Ứng dụng của laser xung nhuộm màu trong thẩm mỹ
MC Diễm Loan: Ứng dụng của laser xung nhuộm màu này trong cái quá trình điều trị thẩm mỹ sẽ được thực hiện như thế nào thưa bác sĩ?
Bác sĩ Tạ Quốc Hưng: Thì cái laser xung nhuộm màu là laser có bước sóng từ 585 hoặc là 595 nanômét. Thì đối với cơ thể chúng ta thì nó sẽ tương tác đối với cái bước sóng này, cái mô đích đó chính là cái oxy hemoglobin. Thì cái thành phần oxy hemoglobin này là cái chúng ta nghe hemoglobin thì chúng ta biết rồi, đây là một viên thành phần của máu và máu thì sẽ nằm, sẽ chảy bên trong mạch máu chúng ta.
Do đó khi laser xung nhuộm màu nó tác động vào bên trong da thì cái sự tương tác giữa laser và cái oxy hemoglobin trong lòng mạch máu nó sẽ làm gia tăng nhiệt độ bên trong cái lòng mạch máu của chúng ta, từ đó làm phóng thích năng lượng ra bên cái thành mạch máu và làm tổn thương, làm teo đi, làm co đi những cái mạch máu ở những vị trí bất thường.
Do đó, ứng dụng của cái laser xung nhuộm màu chúng ta sẽ điều trị về những cái vấn đề à liên quan đến cái vấn đề thẩm mỹ da. Ví dụ như là những cái tình trạng giãn mao mạch à, như những cái tình trạng về mụn trứng cá viêm, những cái sang thương tổn thương viêm ở bề mặt da, cũng như là chúng ta điều trị rất là tốt trong những cái bớt rượu vang hoặc là những cái rối loạn mạch máu thường gặp ở trẻ em, thì những cái u mạch máu nằm nông à nổi to trên bề mặt da.
Tác dụng phụ của laser xung nhuộm màu
MC Diễm Loan: Dạ, và khi mà tìm hiểu về một cái giải pháp để có thể làm đẹp thì quý vị sẽ rất là quan tâm không phải chỉ đến cái ưu điểm mà còn là những cái tác dụng phụ của những cái giải pháp hiện đại này. Xin nhờ bác sĩ có thể chia sẻ để quý vị khán giả hiểu rõ và từ đây thì có cái sự chọn lựa những cái công nghệ phù hợp cho mình ạ.
Bác sĩ Tạ Quốc Hưng: Thì đối với công nghệ laser xung nhuộm màu nó cũng có những tác dụng phụ không mong muốn khi chúng ta điều trị với những cái phương pháp này.
Thì đầu tiên là nó có thể gây ra những cái hiện tượng bầm, tại vì chúng ta biết rồi laser sẽ tác động vào mạch máu và nếu như năng lượng chúng ta sử dụng quá cao, nó có khả năng gây phá hủy một cái lượng mạch máu rất là lớn từ đó có thể dẫn đến việc là hồng cầu chúng ta nó có thể thất mạch, nó có thể ngấm vào bên trong da của chúng ta và từ đó gây ra cái hiện tượng bầm tím sau khi chúng ta điều trị với laser.
Và tiếp theo đó là cái tác dụng phụ cũng khá là hay gặp là việc chúng ta sử dụng cái năng lượng cao quá mức cần thiết. Thì lúc này cái năng lượng nhiệt của cái laser mặc dù đã được được giảm thải, giảm thiểu rất là tối đa bằng việc là chúng ta sử dụng những cái bình xịt lạnh kèm theo khi chúng ta điều trị. Tuy nhiên nếu chúng ta sử dụng năng lượng nhiệt kéo dài hoặc là chúng ta lặp đi lặp lại tại một vị trí rất là nhiều xung, thì nó có khả năng làm gia tăng nhiệt độ tại cái vùng da à chúng ta điều trị quá mức cần thiết, và nó cũng năng gây phỏng, có thể gây tăng sắc tố sau khi chúng ta điều trị.
Và một cái tác dụng phụ nữa cũng khá là hay gặp đó là việc chúng ta sử dụng cái laser xung nhuộm màu nó có khả năng gây tăng sắc tố sau khi chúng ta điều trị. Và cái hiện tượng này nó cũng có thể thoáng qua thôi, nó cũng sẽ mất đi sau khoảng thời gian vài tháng.
Quy trình điều trị laser xung nhuộm màu
MC Diễm Loan: Và với việc điều trị những cái tổn thương ở mạch máu trên da như vậy thì công nghệ laser xung nhuộm màu sẽ có cái quy trình điều trị ra sao ạ?
Bác sĩ Tạ Quốc Hưng: Thì để mà điều trị với cái công nghệ laser xung nhuộm màu một cách hiệu quả thì đầu tiên chúng ta sẽ phải đến thăm khám với bác sĩ à có chuyên môn cao để chúng ta có thể xác định rõ là sang thương này của chúng ta có thích hợp điều trị với laser xung nhuộm màu hay không.
Và cái thời gian chúng ta cũng cần phải hiểu về cái việc cơ chế tác động của laser sẽ tương tác với da của chúng ta như thế nào, và khi chúng ta cần chăm sóc à sau khi chúng ta điều trị như thế nào.
Và tiếp theo đó chính là bước thứ hai đó là bước chúng ta sẽ thực hiện những cái bước bôi tê à để làm giảm thiểu những cái tác dụng phụ à như là đau châm chích khó chịu trong quá trình chúng ta thực hiện.
Và bước thứ ba là bước chúng ta sẽ được những cái bác sĩ chuyên môn cao điều trị chiếu những cái tia laser tại những cái vùng vị trí mà sang thương mà chúng ta mong muốn điều trị.
Và tới bước thứ tư đó là việc chúng ta sẽ phải à bôi những cái kem dưỡng ẩm, những cái kem phục hồi làn da hoặc chúng ta sẽ chườm lạnh. Chúng ta sẽ sử dụng những cái máy à điện nhiệt à làm giảm thiểu rút nhiệt à tại cái vùng da mà chúng ta điều trị, để đảm bảo giảm thiểu những tác dụng phụ à đến mức thấp nhất có thể.
Và bước cuối cùng sẽ là cái bước tư vấn. Đây cũng là tôi nghĩ rằng đây một cái bước rất là quan trọng để chúng ta thực hiện đối với những cái thiết bị laser khi chúng ta điều trị. Người bệnh cần phải hiểu rõ là việc họ cần chăm sóc da như thế nào, cần tránh nắng như thế nào, cần bôi những cái mỹ phẩm như thế nào khi họ điều trị và thời gian mà tái khám cũng rất là quan trọng.
Thì bác sĩ sẽ phải tư vấn cho bệnh nhân cái thời điểm mà họ sẽ quay lại để mà đánh giá cái đáp ứng của sang thương à nó hiệu quả hay không.
Đối tượng phù hợp và không phù hợp với laser xung nhuộm màu
MC Diễm Loan: Dạ à, thưa bác sĩ, nãy bác sĩ có nhắc đến việc là chúng ta có phải là đối tượng để áp dụng những cái công nghệ hiện đại này hay không. Thì xin nhờ bác sĩ có thể chia sẻ cho quý vị khán giả chi tiết là những đối tượng nào thì có thể áp dụng được laser xung nhuộm màu mà đối tượng nào thì chúng ta cần phải hạn chế hoặc là không nên sử dụng ạ?
Bác sĩ Tạ Quốc Hưng: Thì à công nghệ laser xung nhuộm màu là một công nghệ mà chúng ta gọi là laser mạch máu. Do đó cái nhóm đối tượng có chỉ định rất là phù hợp với công nghệ laser xung nhuộm màu sẽ là những cái nhóm đối tượng có những cái rối loạn bất thường về mạch máu.
Cụ thể như là những trẻ em à có cái tình trạng xuất hiện những cái bớt à chúng ta gọi là bớt mạch máu à, những cái bọt, những cái bớt rượu vang xuất hiện trên mặt, hoặc là những cái nhóm người có cái tình trạng xuất hiện những cái u mạch máu nông gồ lên trên bề mặt da.
Và tiếp theo là những cái người bị lão hóa à, chúng ta sẽ bị những cái tình trạng như là giãn những cái gân máu trên bề mặt da, hoặc là những người có hiện tình trạng nám da mà có hiện tượng gia tăng mạch máu. Thì chúng ta cũng là một trong những cái người có chỉ định rất là phù hợp để mà điều trị với cái laser xung nhuộm màu.
Tiếp theo là những người có những cái tình trạng đang sang thương viêm à có hiện tượng tăng mạch máu rất là nhiều, hoặc là những người đang chỉ đơn thuần là họ bị bầm ở trên bề mặt da. Thì chúng ta cũng có thể có những cái chỉ định điều trị rất là tốt đối với laser xung nhuộm màu.
Và tiếp theo sẽ là cái những người nào mà chúng ta chưa nên điều trị với laser xung nhuộm màu, chúng ta nên trì hoãn một thời gian – đó là những người mà tại cái vùng mà chúng ta mong muốn điều trị mà chúng ta cũng đang sử dụng những cái loại à chăm sóc da chưa phù hợp. Ví dụ như là chúng ta sử dụng retinol, chúng ta sử dụng những cái AHA BHA lột có tính chất lột tẩy ở bề mặt da, thì chúng ta nên ngưng sử dụng khoảng ít nhất là khoảng tầm hai tuần để da chúng ta có thể phục hồi tối đa trước khi chúng ta tiến hành điều trị với laser xung nhuộm màu.
Hoặc là những người mà da chúng ta đang có tình trạng ngứa ngáy kích ứng rất là khó chịu à, thì chúng ta sẽ rất dễ bị tổn thương khi mà chúng ta thực hiện với cái tình trạng da chuẩn bị như vậy.
Và cái nhóm đối tượng nữa là những người mà họ có cái tình trạng chăm sóc da chưa được tốt à, chúng ta chưa có những cái ý thức điều trị về chống nắng à, chúng ta chưa có những ý thức điều trị về săn sóc da, bôi những cái kem lành thương. Thì chúng ta cũng nên trì hoãn một thời gian và chúng ta nên tập cái thói quen gọi là chống nắng tốt trước khi chúng ta tiến hành điều trị với những loại laser mà có cái tính chất xâm lấn mà cũng có thể dễ tăng sắc tố như laser xung nhuộm màu.
Lưu ý khi chăm sóc da sau điều trị laser xung nhuộm màu
MC Diễm Loan: Dạ thưa bác sĩ, như vậy thì sau cái quá trình mà áp dụng công nghệ hiện đại này để có thể điều trị những cái tổn thương mạch máu, thì người bệnh sẽ cần phải có những cái lưu ý gì trong cái quá trình chăm sóc nhằm giúp bảo tồn được cái hiệu quả của việc điều trị trước đó ạ?
Bác sĩ Tạ Quốc Hưng: Thì đầu tiên là chúng ta sẽ phải hiểu rõ cái cơ chế chúng ta điều trị với laser xung nhuộm màu. Thì đây là laser điều trị tác động vào mạch máu, do đó nó có thể xuất hiện cái tình trạng da chúng ta có thể hơi bầm nhẹ sau khi điều trị. Thì đây cũng là một cái cơ chế thoáng qua thôi, thì nó cũng được xem như một cái tính năng, một cái mức đo để mà cái việc chúng ta điều trị nó có đạt được cái sự hiệu quả hay không.
Và chúng ta cũng cần lưu ý nữa là việc chúng ta điều trị với laser xung nhuộm màu thì chúng ta sẽ cần phải tránh nắng, bởi vì cũng tương tự như những thiết bị năng lượng khác thì tác dụng phụ nó cũng có thể là cái tình trạng gia tăng sắc tố sau khi chúng ta điều trị. Do đó, việc sử dụng những cái khẩu trang, những cái kem chống nắng khi chúng ta đi ra đường là vô cùng cần thiết khi chúng ta điều trị với cái laser xung nhuộm màu.
Và tiếp theo là việc chúng ta có thể sử dụng những cái kem bôi, những cái kem dưỡng, kem phục hồi để chúng ta điều trị, để giúp chúng ta có thể giảm thiểu nhanh nhất cái cảm giác khó chịu như là châm chích, ngứa rát à khó chịu khi chúng ta sử dụng với cái laser xung nhuộm màu.
MC Diễm Loan: Thưa quý vị, qua chia sẻ của bác sĩ ngày hôm nay thì chúng ta cũng sẽ thấy là càng ngày càng có những công nghệ rất hiện đại để có thể hỗ trợ giúp cho chúng ta xử lý những cái vấn đề không mong muốn trên làn da với những cái mạch máu bị tổn thương. Hoặc là chúng ta sẽ thấy là đôi khi những cái mạch máu nó xuất hiện ở trên làn da của mình không mong muốn, nó càng ngày càng đậm màu hơn và nó làm cho chúng ta cảm thấy thiếu tự tin.
Che hay là trang điểm cũng không thể nào mà xóa mờ những cái vết này thì quý vị có thể tìm đến với laser xung nhuộm màu. Và đừng quên, đã là laser, đã là công nghệ hiện đại thì sẽ cần đến đôi bàn tay khéo léo từ phía các chuyên gia giàu kinh nghiệm là các vị bác sĩ với cái quá trình mà họ tìm hiểu kỹ lưỡng về những cái công nghệ này.
Còn nếu như chúng ta ra những cái nơi như là spa, những cái trung tâm thẩm mỹ không có bác sĩ thì lúc này sẽ rất là nguy hiểm cho làn da của mình và cho cả sức khỏe đấy quý vị nhé.
Xin được cảm ơn bác sĩ đã dành thời gian đến với chương trình ạ. Còn bây giờ xin chào tạm biệt, hẹn gặp lại tất cả quý vị khán giả trong chương trình sáng mai, xin chào.