• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Bác sĩ chỉ cách chăm sóc da nhạy cảm khi trời trở lạnh

Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da

Trong thời tiết giao mùa chuyển lạnh, nhiều người gặp phải các bệnh lý về da như khô da, da dễ bị kích ứng, dị ứng với các triệu chứng như khô da, ngứa, nổi mề đay…

Thạc sĩ – bác sĩ Lê Minh Châu (Khoa Da liễu – Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM) cho biết vào thời tiết giao mùa, chuyển lạnh, người dân thường gặp phải các bệnh lý về da như khô da, da dễ bị kích ứng, dị ứng. Ngoài ra, những bệnh lý da có liên quan tới hàng rào bảo vệ da như vảy nến, viêm da cơ địa, chàm cũng dễ bùng phát trong dịp này.

Khoảng 40% người bị dị ứng với các dị nguyên trong không khí. Ảnh minh họa

Dị ứng da do thời tiết thường có những triệu chứng sau đây: da khô, ngứa, đỏ, nổi mề đay, bong vảy mịn. Và ngứa thường làm bệnh nhân dễ cào gãi, nhiễm trùng.

Những người mắc các bệnh lý về tổn thương hàng rào bảo vệ da như viêm da cơ địa, chàm, vảy nến sẽ dễ mắc dị ứng da hơn những người khác vì mùa này sẽ làm cho da khô hơn, hàng rào bảo vệ da đã tổn thương này còn mất các chất giữ ẩm tự nhiên nên làn da sẽ dễ bị tổn hại hơn nữa.

Theo ước tính của Hiệp hội Dị ứng thế giới, có khoảng 40% người bị dị ứng với các dị nguyên trong không khí. Khi bị dị ứng, bệnh nhân có thể bị viêm mũi dị ứng, hen suyễn hay dị ứng da.

Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Phương Thảo (Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM), cho biết tình trạng khô da sinh lý bình thường sẽ không có các triệu chứng quá nặng. Đôi khi da sần sần, sờ thô ráp. Đối với trường hợp khô da bệnh lý, bên cạnh cảm giác da không còn mịn màng, sẽ xuất hiện tình trạng bong vảy hoặc kèm đỏ da.

Khô da thường xuất hiện ở những vùng da hở như mặt, tay, chân, đầu gối… Dù khô da không gây nguy hiểm, nhưng có nhiều đối tượng như suy thận mạn, nhiễm HIV, nếu chứng khô da không được xử trí kịp thời có thể gây biến chứng nặng nề.

“Nếu khô da diễn tiến nặng, người bệnh ngứa quá, dẫn đến cào gãi, gây trầy xước, tạo thành các vết trợt trên da. Đây là những cửa ngõ để các mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào bên trong cơ thể, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng tại chỗ, thậm chí có thể gây nhiễm trùng toàn thân”, bác sĩ Thảo chia sẻ.

Để da hết khô, nguyên tắc đầu tiên là cấp ẩm cho da. Giải pháp đơn giản, ít tốn kém nhất là uống đủ nước. Một người bình thường cần 2 lít nước mỗi ngày. Bác sĩ Thảo khuyến cáo chúng ta cần một chế độ ăn giàu yếu tố vi lượng, khoáng chất như kẽm, vitamin D, vitamin E để giúp làn da phục hồi.

Ngoài ra, người khô da sinh lý cần duy trì sức khỏe thường xuyên bằng cách vận động, luyện tập thể dục và học cách tắm rửa đúng cách (không tắm nước quá nóng, không tắm quá lâu); hạn chế sử dụng các sản phẩm tẩy rửa có chứa chất kiềm.

Chỉ cần các bước chăm sóc da cơ bản cũng giúp làm làn da nhạy cảm trở nên sáng khỏe. Người có da nhạy cảm cần đảm bảo chu trình chăm sóc da cơ bản với 3 bước chính gồm: làm sạch, dưỡng ẩm, chống nắng.
Để đảm bảo chu trình dưỡng sáng da diễn ra hiệu quả, khoa học và an toàn, cần chọn những sản phẩm không cồn, không hương liệu và đã được nghiên cứu và kiểm nghiệm lâm sàng. Đối với những sản phẩm dưỡng sáng, nên chọn các sản phẩm có thành phần hoạt chất an toàn cho da nhạy cảm như Niacinamide và chiết xuất thực vật. Ngoài ra, Niacinamide còn có tác dụng giảm viêm, giảm đỏ; từ đó giúp làm dịu các triệu chứng của da nhạy cảm. Đặc biệt, cần tránh sản phẩm gốc dầu, có chứa xà phòng, hương liệu vì nguy cơ gây dị ứng, bít tắc lỗ chân lông.
Đối với bước dưỡng ban ngày, ngoài kem dưỡng ẩm, người có da nhạy cảm nên thoa kem chống nắng để bảo vệ da không bị sạm đen do ánh nắng mặt trời. Đối với bước dưỡng ban đêm: Bên cạnh những thành phần có tác dụng dưỡng sáng dịu nhẹ, nên chú ý đến các hoạt chất giúp dưỡng ẩm cao như hyaluronic acid, glycerin… Việc cung cấp đủ độ ẩm cho làn da là nền tảng giúp giảm thiểu tình trạng nhạy cảm, nâng cao sức khỏe của làn da cũng như tăng cường hiệu quả của các sản phẩm làm sáng da.

Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Phương Thảo (Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM)

https://thanhnien.vn/bac-si-chi-cach-cham-soc-da-nhay-cam-khi-troi-tro-lanh-18523122515575015.htm

  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status