• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Dưỡng môi khô, nứt nẻ do lạnh

Thoa son dưỡng môi không có mùi thơm hay gây dị ứng, tẩy tế bào chết một tuần hai lần, uống đủ nước để giảm tình trạng nứt nẻ môi do lạnh.

BSCKI Dương Phương Chi, Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện đại học Y Dược TP HCM, cho biết thời tiết lạnh, khô và thường xuyên liếm môi là những nguyên nhân chính khiến môi nứt nẻ trong mùa đông. Tình trạng này nguy hiểm hơn ở trẻ nhỏ, dẫn đến viêm da môi, có thể kéo dài trong nhiều tháng. Cũng như da mặt, da toàn thân, bạn cần lựa chọn sản phẩm chăm sóc môi phù hợp, không gây kích ứng.

Theo bác sĩ, nên dùng son dưỡng môi, son môi và các sản phẩm khác dành cho môi chứa thành phần như dầu hạt thầu dầu (castor oil), ceramides, dimethicone hoặc dầu khoáng, được dán nhãn “không có mùi thơm” và “không gây dị ứng”. Tránh thành phần có thể gây kích ứng như long não, tinh dầu bạc hà hoặc bạch đàn. Nếu môi bị châm chích hoặc ngứa ran sau khi sử dụng sản phẩm, hãy ngừng dùng ngay.

Tẩy tế bào chết cho môi khoảng hai lần một tuần. Nếu bị kích ứng, nên ngừng tẩy tế bào chết cho đến khi môi lành lại và cân nhắc thử một phương pháp khác.

Khi dưỡng môi, tẩy tế bào chết cho môi khoảng hai lần một tuần. Ảnh minh họa

Thoa son dưỡng môi suốt cả ngày và trước khi đi ngủ. Nếu môi của bạn rất khô và nứt nẻ, hãy dùng son môi dạng mỡ. Thuốc mỡ giữ ẩm lâu hơn dạng sáp hoặc dầu.

Bảo vệ đôi môi khi bạn ở ngoài trời. Thoa son dưỡng môi có chỉ số SPF 30 hoặc cao hơn trước khi ra ngoài trời mùa đông. Dùng son dưỡng môi có titanium dioxide hoặc oxit kẽm và thoa lại sau mỗi hai giờ khi ở ngoài trời.

Uống đủ nước. Nếu có điều kiện, bạn sử dụng máy tạo độ ẩm ở nhà, đặc biệt là trong phòng ngủ. Không liếm, cắn hay bóc vảy môi. Khi cảm thấy môi khô, phản xạ tự nhiên của mỗi người là liếm môi, nhưng enzyme amylase có trong nước bọt có thể khiến môi càng khô hơn. Khi bạn liếm môi, hãy thoa son dưỡng ngay.

Những vật dụng hàng ngày như kẹp giấy, đồ trang sức và ống hút kim loại có thể gây kích ứng môi.

Người từng phun xăm, chăm sóc môi cơ bản giống như bình thường. Tuy nhiên môi khô, bong tróc có thể dẫn đến không lưu giữ được màu xăm lâu bền. Chính vì vậy, cần tích cực chăm sóc và bảo vệ môi, đừng đợi tới khi có những dấu hiệu nứt nẻ đầu tiên mới thoa son dưỡng.

Thoa son dưỡng môi suốt cả ngày và trước khi đi ngủ. Nếu môi của bạn rất khô và nứt nẻ, hãy dùng son môi dạng mỡ. Ảnh minh họa

Đối với trẻ nhỏ, phụ huynh cần chọn sản phẩm cho môi phù hợp với từng lứa tuổi. Tránh sử dụng son dưỡng môi của người lớn cho trẻ nhỏ. Lựa chọn đúng kem đánh răng, một số loại kem đánh răng chứa SLS có thể gây khô môi và vùng da xung quanh môi, đặc biệt với làn da của trẻ.

Khi tình trạng nứt nẻ môi kéo dài gây khó chịu kể cả với người lớn hay trẻ em, hoặc có những triệu chứng bất thường kèm theo, bạn cần đến bác sĩ thăm khám và chữa trị kịp thời.

  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status