Triệt lông là nhu cầu thường gặp của bệnh nhân trong thẩm mỹ da. Ánh sáng xung cường độ cao (IPL) đã được sử dụng phổ biến để triệt lông, nhưng nghiên cứu về hiệu quả trên người Việt Nam còn ít. IPL có hiệu quả triệt lông qua mỗi lần điều trị và đạt 64,8% sau ba lần. Tính hiệu quả có liên quan đến dấu hiệu đỏ da lan tỏa và cháy sợi lông. Tác dụng phụ nhẹ và không đáng kể.
Huỳnh Bạch Cúc*, Lê Thái Vân Thanh*, Văn Thế Trung*
TÓM TẮT
Mở đầu: Triệt lông là nhu cầu thường gặp của bệnh nhân trong thẩm mỹ da. Ánh sáng xung cường độ cao (IPL) đã được sử dụng phổ biến để triệt lông, nhưng nghiên cứu về hiệu quả trên người Việt Nam còn ít.
Mục tiêu: Xác định tính hiệu quả, tác dụng phụ của IPL trong triệt lông ở bệnh nhân tại Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả hàng loạt ca trên bệnh nhân được điều trị triệt lông bằng IPL trong thời gian từ tháng 10/2017 đến tháng 08/2018. Điều trị được tiến hành theo quy trình của bệnh viện, các thông số được thiết kế trong khoảng tự động của thiết bị. Hiệu quả được đánh giá khách quan bằng đếm số lông qua hình ảnh dermascope và đánh giá chủ quan của bệnh nhân.
Kết quả: 31 trường hợp được nhận vào. Hiệu quả sau một, hai và ba lần điều trị là 27,3%; 50,7% và 64,8%. Có 54,5% bệnh nhân hài lòng sau ba lần điều trị. Hiệu quả điều trị có liên quan đến các dấu hiệu đỏ da lan tỏa (p=0,002) và cháy sợi lông (p=0,03). Trong khoảng thiết lập tự động, sự thay đổi về năng lượng không tạo khác biệt lên tỉ lệ giảm lông (p=0,2).
Kết quả điều trị cũng tương đồng ở hai nhóm có và không có biểu hiện lâm sàng cường androgen (p=0,8). Tác dụng phụ nhẹ thoáng qua bao gồm đau ở mức độ trung bình (3,2/10), đỏ da quá 24 giờ (25%), tăng mọc lông (6,25%).
Kết luận: IPL có hiệu quả triệt lông qua mỗi lần điều trị và đạt 64,8% sau ba lần. Tính hiệu quả có liên quan đến dấu hiệu đỏ da lan tỏa và cháy sợi lông. Tác dụng phụ nhẹ và không đáng kể.
Từ khóa: triệt lông, ánh sáng xung cường độ cao, IPL
ABSTRACT
Background: Hair removal is a common need of patients in cosmetic dermatology. Intense pulsed light (IPL) has been utilized widely for hair removal; however, there have been few studies on Vietnamese patients.
Objectives: To determine the efficacy, side effects of the IPL therapy for epilation on patients at Ho Chi Minh City hospital of Dermato Venereology.
Methods: A prospective case series study was designed on patients from October 2017 to August 2018.Treatment was according to the procedure of the hospital. Parameters followed the ranges of automatic setting of the device. Efficacy was evaluated by hair count using dermascopic photographs and by patients’ opinions.
Results: 31 cases were included. The average hair reduction for all sites (axillae, forearms, legs) was 27.3% after one session, 50.7% after two sessions, and 64.8% after three sessions. 54.5% of patients were satisfied after three sessions. The efficacy was better in group of patients who had diffuse erythema (p=0.002) and burned hair (p=0.03) immediately after procedure. In the range of automatic setting, energy levels did not cause significant difference of hair reduction (p=0.2). The result was also not different between hyperandrogenism patients and non hyperandrogenism patients (p=0.8).The side effects were mild and transient, including average pain with score of 3.2/10, persistent erythema (25%) and increased hair density (6.25%).
Conclusions: The hair removal efficacy was obtained obviously after each session and reached 64.8% after three sessions, associated with diffuse erythema and burned hair. Side effects were mild and transient.
Key words: hair removal, intense pulsed light, IPL