Theo Tạp chí Miễn dich và Dị ứng học Nhi khoa (Pediatric Allergy and Immunology), những rối loạn dị ứng thường làm tăng đáng kể nguy cơ rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và rối loạn phổ tự kỷ (ASD) ở trẻ thời thơ ấu.
Việc điều trị sớm và hiệu quả các rối loạn dị ứng này có thể làm giảm sự phát triển của các rối loạn hội chứng hành vi thần kinh.
Một nghiên cứu hồi cứu tiến hành trên 19.874 bệnh nhân nam và 114.323 bệnh nhân nữ dưới18 tuổi ở Israel từ năm 2000 đến năm 2018. Nghiên cứu bao gồm 117.022 bệnh nhân được chẩn đoán mắc ít nhất một rối loạn dị ứng (tuổi trung bình : 4,5 tuổi ± 4,3 tuổi).
Các rối loạn dị ứng phổ biến nhất bao gồm 49,6% bệnh viêm da dị ứng, 41,5% bệnh viêm kết mạc dị ứng, 32,8% bệnh hen phế quản và ngoài ra, có khoảng 40% bệnh nhân bị dị ứng có hai hoặc nhiều loại rối loạn dị ứng.
Trong nghiên cứu có 14% bệnh nhân được chẩn đoán ADHD (tuổi trung bình: 8,5 tuổi ± 3,4 tuổi), 0,99% người bệnh được chẩn đoán mắc ASD ( tuổi trung bình: 5,1 tuổi ± 3,5 tuổi) ) và 0,34% được chẩn đoán mắc cả ADHD và ASD (tuổi trung bình: 5 tuổi ± 2,9 tuổi).
Những bệnh nhân được chẩn đoán ADHD cũng mắc chứng rối loạn dị ứng thường chiếm tỷ lệ cao hơn so với không mắc (19,3% so với 8,9%; P <.0001), có 1,1% bệnh nhân bị rối loạn dị ứng cũng được chẩn đoán mắc ASD cao hơn 0,9% bệnh nhân bị ASD nhưng không có rối loạn dị ứng (P <.0001).
Đối với bệnh nhân được chẩn đoán mắc cả ADHD và ASD có khoảng 0,4% bệnh nhân được chẩn đoán mắc chứng rối loạn dị ứng và 0,3% bệnh nhân không bị rối loạn dị ứng (P <.0001).
Có tới 95% bệnh nhân ADHD và 97% bệnh nhân ASD được chẩn đoán mắc một hoặc nhiều chứng rối loạn dị ứng trước khi người bệnh được chẩn đoán mắc chứng rối loạn hành vi thần kinh.
Sự xuất hiện ít nhất một rối loạn trong các rối loạn dị ứng làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển ADHD (OR = 2,25; 95% CI, 2,39-2,51), ASD (OR = 1,17; 95% CI, 1,08-1,27) hoặc cả ADHD và ASD ( OR = 1,56; KTC 95%, 1,35-1,79).
Việc chẩn đoán sớm viêm mũi dị ứng có nguy cơ phát triển ADHD cao nhất (OR = 3,958; KTC 95%, 3,801-4,122), tiếp theo là chẩn đoán sớm viêm kết mạc dị ứng (OR = 3,36; KTC 95%, 3,53-3,74)
Các yếu tố di truyền, môi trường và kinh tế xã hội có thể ảnh hưởng đến mối liên hệ giữa các rối loạn dị ứng và rối loạn thần kinh; tuy nhiên, không thể đánh giá được cụ thể trong các nghiên cứu hồi cứu.
Thêm nữa, các yếu tố di truyền và môi trường tiềm ẩn cũng chi phối các rối loạn dị ứng và rối loạn thần kinh bao gồm như căng thẳng, sợ hãi và rối loạn giấc ngủ ở trẻ bị rối loạn dị ứng cũng như việc sử dụng sớm các chất kháng histamine H1có khả năng đi qua hàng rào máu não.
Do đó, việc điều trị sớm hiệu quả các rối loạn dị ứng bao gồm rối loạn giấc ngủ, căng thẳng và các chứng khó chịu về thể chất khác có thể làm giảm sự phát triển của ADHD, ASD và các rối loạn hành vi thần kinh khác cho trẻ.
Tài liệu tham khảo: Allergic disorders in early childhood associated with risks for ADHD, autism (healio.com)