• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Vì sao tóc rụng như mưa sau giãn cách?

Nhiều chị em than thở sau mùa giãn cách, tóc bỗng trở nên xơ xác, khô và rụng nhiều dù trước đó họ chỉ ở trong nhà. Vì sao mái tóc không hề tiếp xúc với khói bụi, nắng gió mà vẫn gặp phải nhiều vấn đề?

Xem thêm

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Điều trị nám da, tàn nhang, đồi mồi bằng công nghệ cao – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Chỉ ở nhà, tóc rụng mỗi ngày cả nắm

Tiến sĩ – bác sĩ Lê Thái Vân Thanh – Trưởng khoa Da liễu – Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM – cho biết từ đầu tháng Mười tới nay, chị liên tiếp ghi nhận phản ánh của nhiều phụ nữ về các vấn đề liên quan tới mái tóc.

Gần đây nhất, ngày 5/11, một bệnh nhân cũ, tên N.C.L. (36 tuổi, ngụ Q.10, TPHCM) gọi điện xin tư vấn và đặt lịch khám. Tóc chị này trước đây dày, bồng bềnh nhưng sau vài tháng giãn cách, chỉ ở trong nhà mà nay trông rất thưa thớt.

Nhiều chị em than thở sau mùa giãn cách, tóc bỗng trở nên xơ xác, khô và rụng nhiều dù trước đó họ chỉ ở trong nhà. Vì sao mái tóc không hề tiếp xúc với khói bụi, nắng gió mà vẫn gặp phải nhiều vấn đề?

Không riêng bác sĩ Vân Thanh, các bác sĩ khác trong khoa cũng ghi nhận tình trạng tương tự: Mỗi ngày đều có bệnh nhân nhờ tư vấn qua điện thoại hoặc đặt lịch khám vì tóc gãy rụng nhiều.

Bệnh nhân P.T.H.T. (42 tuổi, ngụ Q.Tân Bình, TPHCM) cho biết ngay khi vừa hết giãn cách, chị phải ra tiệm cắt ngắn mái tóc dài vì bỗng dưng tóc rụng quá nhiều. Khi chị chải hay gội đầu, tóc rụng cả nhúm to. Mái tóc đẹp ngày trước nay mỏng đi thấy rõ cả da đầu, mỗi lần chị quét nhà hay hút bụi đều thấy tóc rụng vương vãi khắp sàn. Lo sợ mình mới hơn 40 tuổi đã hói đầu, chị T. vội vàng đi khám.

Chế độ ăn uống thiếu chất

Theo bác sĩ Vân Thanh, nguyên nhân gây rụng tóc nơi chị em phụ nữ trong khoảng thời gian giãn cách xã hội có thể do khách quan và chủ quan.

Nguyên nhân khách quan đầu tiên phải nhắc tới chính là chế độ ăn uống không đa dạng. Ai cũng biết rằng trong thời điểm giãn cách, do việc mua bán không thuận lợi như trước, những thức ăn cung cấp yếu tố vi lượng cho tóc như kẽm, sắt trong hải sản, a-xít amin trong đạm cá và các thực phẩm có màu đỏ bị hạn chế.

Không ít gia đình phải ăn uống tiết kiệm trong thời gian qua. Đặc biệt, với tình trạng khan hiếm rau xanh, bữa ăn hằng ngày khó lòng đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng đầy đủ như thời điểm dịch chưa bùng phát.

Nguyên nhân khách quan thứ hai khiến tóc rụng nhiều chính là tình trạng căng thẳng quá mức. Nỗi lo chung của mọi người trong năm nay là sự sa sút về kinh tế, thu nhập. Do dịch bệnh, người lao động bị giảm lương hoặc mất việc, doanh nghiệp đóng cửa… Bên cạnh đó, ai ai cũng thấp thỏm lo âu trước nguy cơ có thể nhiễm bệnh bất cứ lúc nào. Người ta lo cho bản thân mình, rồi lo cho cả người thân.

Thêm vào đó, ngày nào trên các phương tiện truyền thông cũng tràn ngập thông tin về dịch bệnh. Nếu không biết tự cân bằng, chọn lọc thông tin, việc rơi vào khủng hoảng tinh thần là chuyện khó tránh khỏi. Tình trạng lo lắng quá độ sẽ tác động đến hệ miễn dịch của cơ thể, từ đó có thể ảnh hưởng tới mầm chân tóc, gây rụng tóc.

Ở nhà, chúng ta lười vận động, lười chăm sóc tóc. Thậm chí, một số người còn cho rằng do mình không ra ngoài, chẳng tiếp xúc với nắng gió hay bụi bẩn nên vài ngày mới cần gội đầu một lần. Tóc càng dơ, càng ít được chăm sóc, càng bết dính, xẹp, rụng.

Nguyên nhân khách quan thứ ba có thể đến từ việc… tiêm vắc xin. Xét từ cơ chế hoạt động, việc tiêm vắc xin sẽ làm cơ thể phải huy động miễn dịch để chống lại các “giả virus”, tương tự như việc tập trận. Miễn dịch trung gian của cơ thể khi chống lại các yếu tố “giả virus” có khả năng chống lại cả mầm chân tóc.

Nói như vậy không có nghĩa là bài xích vắc xin bởi lợi ích mà vắc xin đem lại cho sức khỏe rất lớn. Những vấn đề về gãy và rụng tóc nếu có xảy ra cũng chỉ là nhất thời và có thể khắc phục.

Việc mặc trang phục bảo hộ, đeo khẩu trang chuyên dụng liên tục trong thời gian dài cũng là nguyên nhân khách quan gây ảnh hưởng tới tóc. Tình huống này gặp nhiều ở nhân viên y tế. Do làm việc trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao nên các y, bác sĩ, tình nguyện viên… phải đeo khẩu trang N95, 3M suốt thời gian làm việc.

Khi đeo những loại khẩu trang trên, đương nhiên sự trao đổi không khí, nồng độ oxy hít thở cũng sẽ giảm. Cơ thể cần oxy để hồng cầu vận chuyển oxy tới các tế bào. Nồng độ oxy hít thở giảm thì sự trao đổi chất giữa các mô cũng kém đi, trong đó có mô ở da và tóc.

Ở nhà cần gì gội đầu thường xuyên?

Ngoài những lý do khách quan trên, bác sĩ Vân Thanh cho rằng tình trạng tóc rụng nhiều trong thời gian giãn cách xã hội còn do các nguyên nhân chủ quan.

Thứ nhất, trước đây ngày nào chúng ta cũng ra ngoài làm việc, tập thể thao, gặp gỡ bạn bè, đi chơi, mua sắm… nên gội đầu, chăm sóc tóc thường xuyên. Bởi thế, lúc nào mái tóc cũng sạch sẽ, bồng bềnh. Tuy nhiên, khi giãn cách, mọi người đều ở nhà, chúng ta lười vận động, lười chăm sóc tóc. Thậm chí, một số người còn cho rằng do mình không ra ngoài, chẳng tiếp xúc với nắng gió hay bụi bẩn nên vài ngày mới cần gội đầu một lần.

Ngày trước, các chị em sở hữu nhiều loại sản phẩm chăm sóc tóc (dầu gội, dầu dưỡng…); thỉnh thoảng lại đi dưỡng tóc ở spa nhưng mùa dịch ở nhà có gì thì gội nấy.

Ở nhiều gia đình trước đây chia ra bài bản: dầu gội dành cho nam – nữ – trẻ em, nay chẳng thể duy trì nên đành cả nhà dùng chung một loại. Trong khi đó, tóc càng dơ, càng ít được chăm sóc, càng bết dính, xẹp, rụng.

Cuối cùng, thêm một nguyên nhân chủ quan khác: trong thời gian giãn cách, chúng ta quá… rảnh rỗi. Có thể trước đây chúng ta cũng bị rụng tóc nhưng không để ý vì bận rộn. Giai đoạn giãn cách xã hội, mọi người chỉ ở nhà, có nhiều thời gian rảnh nên bắt đầu chú ý đến mái tóc và có cảm giác tóc bị rụng nhiều hơn.

Bên cạnh đó, khi ở nhà, mọi người thường quan niệm rằng không ai ngắm, cứ thế túm tóc cột lại khiến mái tóc trông càng xơ xác.

Do bệnh, rối loạn nội tiết…

Theo bác sĩ Vân Thanh, chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục các vấn đề về tóc vừa nêu trên. Trước tiên, ta phải giải quyết từng nguyên nhân gây rụng và xơ tóc. Giờ đã hết giãn cách, tình trạng khan hiếm thực phẩm không còn, việc đầu tiên chúng ta cần làm là xây dựng lại chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, rụng tóc còn có thể do yếu tố bệnh lý (nhiễm trùng da dầu, rối loạn da…). Các yếu tố khác gây rụng tóc là rối loạn nội tiết (tiền mãn kinh, mang thai, bệnh lý tuyến giáp, xạ trị, sử dụng thuốc). Bình thường mỗi người có thể rụng từ 50 – 100 sợi tóc/ngày, sau đó tóc mới sẽ mọc lên thay thế. Tuy nhiên, nếu số lượng tóc rụng quá nhiều, bất thường do bệnh lý, nang tóc sẽ bị tổn thương, hóa sẹo, không mọc lại tóc được nữa.

Muốn biết chính xác nguyên nhân rụng tóc, chị em cần đến khám tại chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán chính xác và can thiệp kịp thời. Đôi khi rụng tóc không phải do vấn đề về da, chế độ sinh hoạt mà còn là triệu chứng của một số bệnh lý đi kèm. Nếu tình trạng rụng tóc xảy ra do bệnh lý thì phải bắt đầu từ việc điều trị bệnh lý đó.

Không chỉ thế, chúng ta cũng cần chăm sóc tóc đúng cách, chọn dầu gội đầu phù hợp, không chà xát khi gội, hạn chế hóa chất tác động đến tóc (uốn, nhuộm). Việc kẹp thẳng hay dập xoăn tóc bằng nhiệt là một trong những tác động tiêu cực làm khô, gãy và rụng tóc. 

Tags: chăm sóc tócrụng tócTS BS. Lê Thái Vân Thanh
Previous Post

Mụn trứng cá ở trẻ em

Next Post

3 nguyên nhân gây tăng cân, viêm da sau khi khỏi COVID-19

Related Posts

Đào tạo

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

by vuong
23/04/2025
0

Kính thưa Quý đồng nghiệp, Ngày nay, các vấn đề liên quan đến rụng tóc đang trở thành mối quan...

Read more

Căng thẳng có gây rụng tóc?

20/08/2024

HTV9 – RỤNG TÓC: Nguyên nhân & phương pháp điều trị – Bác sĩ của bạn

03/07/2024

Hội thảo khoa học: CÁC ĐỘT PHÁ TRONG CHĂM SÓC DA VÀ TÓC

29/03/2024
Load More
Next Post

3 nguyên nhân gây tăng cân, viêm da sau khi khỏi COVID-19

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

by vuong
14/05/2025
0

https://youtu.be/whdRSU8K5Dg 🔥🔥🔥 LỢI ÍCH CỦA VITAMIN C ĐỐI VỚI LÀN DA - THS.BS NGÔ ANH TUẤN - HTV9 🌞🌞🌞 Chương...

Read more

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 15

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status