Viêm âm đạo (VAĐ) là bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ tuổi sinh sản. Tỷ lệ bệnh, tác nhân gây bệnh và các yếu tố liên quan thay đổi theo nhiều nghiên cứu.
Lê Hiếu Hạnh*, Lê Thái Vân Thanh*, Văn Thế Trung*
TÓM TẮT :
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm âm đạo và yếu tố liên quan.
Đối tượng và phương pháp: Cắt ngang mô tả. Bệnh nhân từ 18 tuổi có tiết dịch âm đạo bất thường được khám lâm sàng và đo độ pH, thử nghiệm Whiff, soi tươi dịch âm đạo. VAĐ được định nghĩa khi bệnh phẩm có trên 5 bạch cầu trong một quang trường 40x.
Kết quả: Trong 188 trường hợp được nghiên cứu, tỷ lệ viêm âm đạo là 41,49%. Các biểu hiện ngứa, dịch âm đạo thay đổi màu, đặc sệt, mùi hôi, viêm đỏ âm hộ-âm đạo và pH ≥ 4,5 và Whiff(+) thường gặp ở nhóm VAĐ hơn nhóm không VAĐ. Tác nhân được phát hiện là vi khuẩn (33,32%), nấm Candida (29,49%), Trichomonas (3,85%) và đa nhiễm (3,85%). Có mối liên quan giữa viêm âm đạo và bệnh đái tháo đường (OR:4,13; p=0,029), sử dụng kháng sinh toàn thân dài ngày (OR:2,5; p=0,03), có nhiều bạn tình (OR:4,52; p=0,004), sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục (OR:0,48; p<0,001).
Kết luận: Tỷ lệ viêm âm đạo là 41,49%. Biểu hiện thường gặp là ngứa, dịch âm đạo đặc sệt, hôi, thay đổi màu, viêm đỏ âm hộ-âm đạo, Whiff(+) và pH ≥ 4,5. Tác nhân chủ yếu là vi khuẩn, nấm Candida. Bệnh đái tháo đường, sử dụng kháng sinh toàn thân dài ngày, có nhiều bạn tình, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục là yếu tố liên quan.
Từ khóa: viêm âm đạo, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, yếu tố liên quan
ABSTRACT
VAGINITIS AND RELATED FACTORS IN PATIENTS AT HO CHI MINH CITY HOSPITAL OF DERMATO-VENEROLOGY
Background: Vaginitis is a common gynecological disease in women of reproductive age. Prevalence, etiology and relative factors vary depending on the researches.
Objectives: To identify the prevalence, clinical and laboratory findings and relative factors of vaginitis in patients at Ho Chi Minh City Hospital of Dermato-Verenology.
Methods: Descriptive cross-sectional study. Patients from 18 years old with vaginal discharge were examined. Vaginal discharge specimens were collected for pH measurement, Whiff’s test and wet mount. Vaginitis was defined if the specimen had more than 5 leukocytes per x40-field.
Results: Among 188 included women, the prevalence of vaginitis was 41.49%. Vulvar itching, vaginal malodor, color change, dense discharge, pH ≥ 4.5 and positive Whiff’s test were more common in vaginitis group than non-vaginitis group. The identified causes of vaginitis were bacteria (33.32%), Candida (29.49%) and Trichomonas (3.85%) and coinfection (3.85%). Relative factors were diabetes mellitus (OR: 4.13; p=0.029), long-term systemic antibiotic use (OR: 2.5; p=0.03), multiple sex partners (OR: 4.52; p=0.004), condom use (OR: 0.48; p< 0.001).
Conclusion: In this study, we found the prevalence of vaginitis was 41.49%. The common signs of this disease were vaginal itching, vaginal malodor, color change, dense discharge, pH ≥ 4.5 and a positive Whiff test. Bacterial vaginosis, genital candidiasis were main etiologies of vaginitis. Diabetes mellitus, long-term systemic antibiotic use and multiple sex partners, condom use were relative factors.
Keywords: Vaginitis, clinical signs, laboratory signs, relative factors.