• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

7 sai lầm khiến bạn không thể loại bỏ mụn đầu đen

ThS.BS Tạ Quốc Hưng

Khuôn mặt xinh xắn, trắng trẻo sẽ bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của mụn đầu đen. Chưa hết, nó còn gây viêm nhiễm, và nguy hiểm hơn nếu không biết cách loại bỏ hiệu quả, trong đó có những sai lầm ‘hack mụn’ thường gặp dưới đây.

Xem thêm

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Bớt sắc tố ở trẻ – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Thực phẩm cay, nóng có gây mụn không ? HTV Bác sĩ của bạn

Đôi nét về mụn đầu đen

Mụn đầu đen thường xuất hiện ở mũi và má, đôi khi xuất hiện cả ở trên lưng, ngực, cổ, cánh tay hoặc vai.

Giống như mụn trứng cá, mụn đầu đen thường xuất hiện trên mặt, hình thành từ các lỗ nang lông da bị tắc nghẽn do tế bào chết, vi khuẩn và bụi, khiến lượng dầu sinh ra không thể thoát ra khỏi bề mặt da.

Điểm khác biệt của mụn này là đầu mụn bị oxy hóa do tiếp xúc trực tiếp với không khí và dần chuyển thành màu đen đặc trưng. Mụn đầu đen thường xuất hiện ở mũi và má, đôi khi xuất hiện cả ở trên lưng, ngực, cổ, cánh tay hoặc vai.

Mụn đầu đen gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là phụ nữ, nhất là ở nhóm dậy thì với các dấu hiệu nhận biết như nhỏ, hơi nhô trên bề mặt da và có màu tối. Bên cạnh đó, mụn thường không gây đau nhức hoặc sưng như mụn bọc (mụn mủ). Tuy nhiên, cần lưu ý, nếu nặn mụn đầu đen không đúng cách, có thể tiến triển nặng do viêm nhiễm và trở thành mụn bọc hoặc mụn mủ.

Ví dụ như trường hợp một phụ nữ trẻ 17 tuổi, Mary Ann Regacho ở tỉnh Nueva Ecija, Philippines mặt bị sưng vù sau khi nặn mụn đầu đen trên mũi. Theo tờ báo Sun của Anh, sau khi sinh con, phát hiện trên mũi có một mụn đầu đen, Regacho đã ý tự dùng tay để nặn. Vì đang còn trẻ lại mới sinh con nên Regacho chỉ nghĩ đơn giản là do nội tiết.

Nhưng chỉ vài ngày sau, vùng da xung quanh mụn bắt đầu nhiễm trùng sưng to và đau. Ngay sau đó, Regacho đã thử dùng thảo dược để giảm bệnh nhưng không thành. Vết sưng càng to và lan sang má, trán và khắp khuôn mặt “giống như một quả bóng đang phình lên”. Do lan đến vùng da quanh mắt nên thị lực bị ảnh hưởng.

“Ban đầu tôi cứ tưởng đó chỉ là mụn đầu đen thông thường nhưng không hiểu sao nó lại sưng nhanh đến vậy, Tôi đã thử mọi cách để chữa trị nhưng không có tác dụng gì”, cô Regacho trải lòng.

7 sai lầm khiến không thể loại bỏ mụn đầu đen đúng cách

• Sử dụng bàn tay bẩn

Sai lầm khiến không thể loại bỏ mụn đầu đen đúng cách là dùng đôi bàn tay bẩn khi chăm sóc da mặt.

Một trong những sai lầm khiến không thể loại bỏ mụn đầu đen đúng cách là dùng đôi bàn tay bẩn khi chăm sóc da mặt. Theo khuyến cáo nên vệ sinh tay thật sạch trước khi loại bỏ mụn đầu đen. Nếu không, vô tình đưa vi khuẩn vào lỗ chân lông, có thể gây viêm (nổi mụn).
• Lạm dụng tẩy da chết
Tẩy da chết chắc chắn là một ý kiến hay nếu muốn ngăn chặn lượng bã nhờn dư thừa và tình trạng lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Tuy nhiên, làm quá nhiều có thể gây kích ứng da, khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn bằng cách kích thích sản xuất bã nhờn nhiều hơn. Nên sử dụng sản phẩm tẩy da nhẹ nhàng và chỉ thực hiện một hoặc hai lần một tuần. Nếu da bị kích ứng, hãy tư vấn và hạn chế tẩy da chết trong một thời gian.
• Không chuẩn bị tốt

Thực hiện những việc như rửa tay sạch, làm sạch da mặt, xông hơi để lỗ chân lông mở ra trước khi nặn mụn.


Nếu có ý định nặn mụn đầu đen, hãy đảm bảo làn da của bạn được chuẩn bị trước. Thực hiện những việc như rửa tay sạch, làm sạch da mặt, xông hơi để lỗ chân lông mở ra. Có thể cân nhắc thoa một ít kem dưỡng ẩm trước khi bắt đầu. Chọn thời điểm thích hợp để tự xử lý mụn, tối ưu là sau khi tắm.

• Sử dụng móng tay
Hãy đối xử nhẹ nhàng với làn da, nếu dùng móng tay có thể làm thủng da và để lại sẹo, không thể loại bỏ mụn đầu đen. Loại bỏ mụn nên được thực hiện bằng ngón tay, với áp lực nhẹ. Chỉ sử dụng công cụ lấy mụn nếu tự tin về thao tác kĩ thuật mình đang làm.
• Nên dùng lực để nặn mụn
Có thể đặt các ngón tay gần nhau xung quanh mụn đầu đen và dùng áp lực để đẩy mụn ra ngoài. Trên thực tế, nên đặt ngón tay cách xa nhau để dễ dàng loại bỏ mụn hơn. Khi nặn, hãy liên tục chuyển đổi vị trí của các ngón tay xung quanh mụn để hạn chế dấu vết trên da.
• Nên chọn mụn cần loại bỏ
Sai lầm của mọi người là nghĩ nên loại bỏ toàn bộ mụn đầu đen, nhưng điều này là không thể. Chỉ nên chọn những mụn to, rõ ràng, còn mụn nhỏ hãy để sau. Khi mụn còn quá nhỏ, quá non nếu nặn sẽ để lại vết thương, thậm chí có thể gây viêm nhiễm.
• Quên chăm sóc mụn sau khi nặn
Đừng quên làm dịu da sau khi chiết mụn. Đắp mặt nạ làm dịu mát lên khu vực này để làm dịu vết thương. Mặt nạ có chứa chiết xuất lô hội, vitamin E và axit hyaluronic là những lựa chọn tốt để giúp mụn nhanh lành và không gặp sự cố không tốt.

Tags: Mụn đầu đenThS.BS Tạ Quốc Hưng
Previous Post

Phun xăm thẩm mỹ cuối năm và những biến chứng cần biết

Next Post

Vẩy phấn hồng – căn bệnh chứa đựng nhiều bí ẩn

Related Posts

Thẩm Mỹ Da

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

by vuong
18/04/2025
0

https://youtu.be/FTpFpvrlPxM 🔥🔥🔥 LASER XUNG NHUỘM MÀU (PDL) ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG MẠCH MÁU DA - Bác sĩ của bạn -...

Read more

Điều trị nám da, tàn nhang, đồi mồi bằng công nghệ cao – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

18/04/2025

Công nghệ Pico laser điều trị nám, tàn nhang, xóa xăm…liệu có hiệu quả – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

18/04/2025

Bớt sắc tố ở trẻ – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

18/04/2025
Load More
Next Post

Vẩy phấn hồng - căn bệnh chứa đựng nhiều bí ẩn

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

by vuong
14/05/2025
0

https://youtu.be/whdRSU8K5Dg 🔥🔥🔥 LỢI ÍCH CỦA VITAMIN C ĐỐI VỚI LÀN DA - THS.BS NGÔ ANH TUẤN - HTV9 🌞🌞🌞 Chương...

Read more

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 15

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status