• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Vẩy phấn hồng – căn bệnh chứa đựng nhiều bí ẩn

BS.CKII Lê Vi Anh

Vẩy phấn hồng hay vẩy phấn hồng Gibert (Pityriasis rosea of Gibert) là căn bệnh về da hiếm gặp, nguyên nhân vẫn chưa rõ nên đôi khi được xem là “dịch” tự nhiên.

Xem thêm

Spa kê corticoid liều cao, khách hàng đối mặt nguy cơ suy tuyến thượng thận

U máu (Bớt mạch máu) có cần điều trị không – BS.CKI Dương Phương Chi – HTV9

Điều trị sẹo lõm, lỗ chân lông to bằng laser – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Triệt lông bằng laser hoặc ánh sáng – BS.CKI Trần Hạnh Vy – HTV9

Đôi nét về bệnh

Vẩy phấn hồng là mảng hồng ban hình tròn hoặc oval thường ở thân mình, sau 1 – 2 tuần nổi nhiều đám tổn thương thứ phát lan tràn.

Vẩy phấn hồng Gibert là bệnh có phát ban cấp tính, hay gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi, ban đầu tổn thương da tiên phát là mảng hồng ban hình tròn hoặc oval thường ở thân mình, sau 1 – 2 tuần nổi nhiều đám tổn thương thứ phát lan tràn, diễn biến trong khoảng 6 tuần nhiều khi bệnh thuyên giảm ngẫu nhiên.

Theo Mayoclinic (Mỹ), vẩy phấn hồng là bệnh phát ban thường bắt đầu như một đốm tròn hoặc bầu dục lớn trên ngực, bụng hoặc lưng, hơi gồ được gọi là Herald patch (mảng hình huy hiệu) vết này có thể rộng tới 4 inch (10 cm).

Trước khi “herald patch” xuất hiện, vài người có thể bị đau đầu, mệt mỏi, sốt hoặc đau họng.  Các mảng này thường được theo sau bởi các đốm nhỏ hơn lan ra từ giữa cơ thể với hình dạng giống như cành cây thông rũ xuống.

Vẩy phấn hồng Gibert ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhất là độ tuổi từ 10 đến 35. Nó thường tự biến mất trong vòng 10 tuần nhưng có thể gây ngứa. Điều trị có thể giúp làm giảm các triệu chứng.

Vẩy phấn hồng Gibert được bác sĩ người Pháp Camille-Melchior Gilbert mô tả năm 1860. Căn bệnh này đến nay y học vẫn chưa rõ, có vai trò của virus HHP6, HHP7 được nhiều nghiên cứu đề cập đến.

Bệnh đôi khi phát thành dịch nhỏ, nhất là về mùa xuân và mùa thu. Một số thuốc được cho là liên quan đến sự xuất hiện của bệnh như barbioturiques, beta bloquant, griseofulvin, isotretinoin, ketotifen, metronidazole, omeprazole, terbinafin.

Chẩn đoán

Đặc điểm lâm sàng tổn thương mang tính mẹ-con “Có nghĩa, đám mẹ hình tròn đường kính vài cm, màu đỏ hồng có viền vảy ở xung quanh, ở giữa hơi nhăn màu nhạt hơn, còn các đám con 1cm đường kính dạng sẩn mày đay, ban đỏ, hơi có vảy.”

Chủ yếu dựa vào các đặc điểm lâm sàng, vị trí nửa người phía trên, tổn thương mang tính mẹ-con. Có nghĩa, đám mẹ hình tròn đường kính vài cm, màu đỏ hồng có viền vảy ở xung quanh, ở giữa hơi nhăn màu nhạt hơn, còn các đám con 1cm đường kính dạng sẩn mày đay, ban đỏ, hơi có vảy.

Tổn th­ương thông thư­ờng ở thân mình, cổ, còn thấy ở cánh tay và đôi khi bị cả ở hông đùi, cẳng chân và có khi ở mặt, đặc biệt ở trẻ em. Tổn th­ương ở cánh tay và cẳng chân khoảng 6- 12 %. Tổn thư­ơng ở lòng bàn tay có hình ảnh đỏ da bong vẩy có mụn nước nhỏ. Đôi khi có cả tổn th­ương đỏ da bong vẩy hoặc điểm xuất huyết hoặc phỏng nư­ớc, thậm chí tổn th­ương cả ở âm đạo.

Triệu chứng chung khác có thể quan sát thấy như­ng nhẹ, sẩn ngứa nhẹ, hoặc là có thể do điều trị không đúng. Sốt nhẹ, mệt mỏi, hạch lympho ở nách có thể sư­ng. Tổn thư­ơng da thông thư­ờng biến mất sau 6 tuần nhưng có thể kéo dài hơn tới 2 – 3 tháng. Nếu tổn thư­ơng ở phía d­ưới có thể kéo dài hơn.

Chẩn đoán cần phân biệt giữa vảy phấn hồng với bệnh nấm da, viêm da dầu, bệnh giang mai, ban mày đay, vảy nến thể giọt, viêm da liên cầu, chàm khô (bệnh hay gặp ở trẻ em). Ngoài ra, bệnh nhân còn có các triệu chứng khác như hạch toàn thân, sẩn hay mảng niêm mạc. Xét nghiệm phản ứng huyết thanh dương tính với xoắn khuẩn giang mai.

Điều trị

Điều trị cụ thể dùng kem corticosteroid loại trung bình hoặc loại nhẹ như hydrocortison, desonide, betamethason.

Nguyên tắc chung là điều trị triệu chứng, chính là tránh những yếu tố kích ứng da, tránh dùng các thuốc gây kích ứng dẫn đến biến chứng chàm hoặc bội nhiễm. Tránh kích thích do tắm nóng, dùng xà phòng và quần áo len, phòng ngừa da khô.

Điều trị cụ thể dùng kem corticosteroid loại trung bình hoặc loại nhẹ như hydrocortison, desonide, betamethason. Chiếu tia UVB dải hẹp. Bôi dung dịch Rivanol 1 % có thể cho kết quả tốt. Uống kháng histamin tổng hợp, nếu cần cho uống một đợt corticoid.  

Biến chứng thường gặp có chàm hóa, bội nhiễm. Bệnh thường tiến triển tự khỏi sau 6 – 8 tuần và đôi khi để lại những dát thẫm hay nhạt màu. 

Tags: BS.CKII Lê Vi AnhVẩy phấn hồng
Previous Post

7 sai lầm khiến bạn không thể loại bỏ mụn đầu đen

Next Post

Viêm da bàn tay và bàn chân

Related Posts

Videos

Làm thế nào để ngăn ngừa lão hóa da – BS.CKII Lê Vi Anh – HTV9

by vuong
09/03/2025
0

https://youtu.be/EBx-sM7MsoM 🔥🔥🔥 LÀM THẾ NÀO ĐỂ NGĂN NGỪA LÃO HÓA DA - Bác sĩ của bạn - HTV9 - BS.CKII...

Read more

Công nghệ Cold Plasma ứng dụng trong điều trị mụn

13/02/2021

Hội chứng bong vảy da do tụ cầu là gì, chữa trị ra sao?

13/02/2021

U xơ thần kinh, bệnh di truyền gene trội, hiếm gặp

06/02/2021
Load More
Next Post

Viêm da bàn tay và bàn chân

Bài xem nhiều

CME

Tái thiết làn da sinh lý từ góc nhìn vi sinh vật

by vuong
26/06/2025
0

💌💌💌HỘI THẢO KHOA HỌC: 🎉🎉🎉TÁI THIẾT LÀN DA SINH LÝ TỪ GÓC NHÌN VI SINH VẬT 📣📣📣07h45, CN ngày 13/07/2025...

Read more

Tái thiết làn da sinh lý từ góc nhìn vi sinh vật

GIẢI PHÁP TỐI ƯU TRẺ HÓA ĐA TẦNG KHUÔN MẶT BẰNG FILLER – Y TẾ ĐỘT PHÁ #27

Spa kê corticoid liều cao, khách hàng đối mặt nguy cơ suy tuyến thượng thận

Hội thảo: Biorevitaliser tái định vị trong da liễu thẩm mỹ hiện đại

U máu (Bớt mạch máu) có cần điều trị không – BS.CKI Dương Phương Chi – HTV9

Điều trị sẹo lõm, lỗ chân lông to bằng laser – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status