Dày sừng nang lông là căn bệnh da khá phổ biến với biểu hiện đặc trưng là các nút sừng ở vị trí nang lông, tạo thành các sần nhô lên khỏi mặt da, khiến da thô ráp, sần sùi.
Đôi nét về bệnh sừng nang lông
Theo trang tin Europepmc của Viện sinh học Châu Âu, sừng nang lông, tên tiếng Anh là Darier’s disease; follicular vegetative psorospermosis of follicular dyskeratosis. Vì vậy nó còn có tên gọi khác là bệnh dị sừng nang lông Darier hay Dày sừng nang lông – keratosis pilaris.
Đây là tình trạng da thường gặp với đặc trưng là các nút sừng ở vị trí nang lông, tạo thành các sần nhô lên khỏi mặt da, làm cho da thô ráp, sần sùi.
Dị sừng nang lông là bệnh di truyền trội. Gen bệnh di truyền ở vị trí nhiễm sắc thể 12q 23-24.1. Bệnh được Lutz mô tả đầu vào năm 1860 trong phạm vi của bệnh trứng cá gọi là bệnh trứng cá da mỡ dày sừng tăng sản.
Năm 1864, Lebert coi đây là bệnh vảy cá da mỡ. Năm 1889, Darier xác định rõ bệnh với các đặc điểm đặc thù về lâm sàng và mô bệnh học, tỷ lệ bệnh ở hai giới ngang nhau.
Cơ chế bệnh sinh là do bất thường phần trên của nang lông. Như đề cập, bệnh có tính di truyền trội nhiễm sắc thể thường. 50% con của bố hoặc mẹ mắc dày sừng nang lông có biểu hiện này. Ngoài ra bệnh còn thứ phát sau khi sử dụng một số liệu pháp điều trị ung thư nhắm đích.
Vị trí thường gặp ở mặt ngoài 2 cánh tay, ngoài ra có thể gặp ở đùi, mông và 2 bên má. Biểu hiện lâm sàng là các sẩn màu đỏ, màu da hay màu nâu ở vị trí nang lông. Tổn thương phân bố đối xứng 2 bên. Bệnh thường gặp ở người trẻ và cải thiện dần theo tuổi.
Bệnh tiến triển mạnh về mùa đông, thời tiết có độ ẩm không khí thấp. Tổng thể, dày sừng nang lông là bệnh lý lành tính, chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, đôi khi gây ngứa ngáy, khó chịu.
Chẩn đoán
Bệnh khởi phát ở mọi lứa tuổi, thường gặp nhiều ở độ từ 6-20 tuổi, đỉnh cao là tuổi dậy thì. Những biến đổi tiết mồ hôi, chất bã, thậm chí thay đổi vi khuẩn cũng ảnh hưởng tới bệnh.
Nói ngắn gọn, dày sừng nang lông có đặc trưng, nang lông xuất hiện các tổn thương nhô lên khỏi mặt da tạo cảm giác thô và sần sùi khi sờ vào. Vẻ ngoài da giống như da của một con gà đã bị nhổ lông. Cũng có trường hợp sần nghiêm trọng hơn, trông giống như da bị nổi mụn nhọt hoặc phát ban.
Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác như pemphigus sùi, loạn sản thượng bì dạng hạt cơm bệnh da do HPV v.v.
Điều trị
Không có phương pháp trị khỏi hoàn toàn bệnh này. Một số giải pháp sau chỉ mang tính tình thế, và giúp ổn định và cải thiện bệnh. Điều trị bệnh cần phối hợp nhiều phương pháp trong đó giữ ẩm cho da là yếu tố vô cùng quan trọng.
Nhẹ không cần thiết phải điều trị hoặc có thể chỉ sử dụng các thuốc bôi làm dịu da và tránh nắng mặt trời, phòng các nguy cơ bội nhiễm. Trường hợp nặng nên dùng thuốc tại chỗ như kem dịu da, thuốc bạt sừng, mỡ kháng sinh, thuốc sát trùng, vitamin A axít bôi tại chỗ.
Có thể dùng kháng sinh để điều trị các tình trạng viêm nang lông bội nhiễm. Vitamin A axít và corticoid liều thấp. Ngoài ra có thể tư vấn bác sĩ dùng thủ thuật mài da, laser CO2, đốt điện, cắt bỏ đám da sùi ghép da…
Mặc dù không thể điều trị dứt điểm dày sừng nang lông nhưng người bệnh có khả năng ngăn ngừa triệu chứng bằng một số kinh nghiệm như không tắm nước quá nóng, mà thay bằng nước ấm với thời gian 10 – 15 phút để hạn chế làm mất lớp dầu tự nhiên của da.
Giảm thiểu các chiếc xà phòng có tính tẩy rửa mạnh, không chà xát làn da quá mạnh. Nên thoa kem dưỡng ẩm phổ biến lần trong ngày, mặc quần áo thoải mái, tránh những loại quần áo quá chật. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp có ánh nắng mặt trời, nhất là lúc nắng cao điểm trong ngày từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều…