• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Bệnh do chấy, giải pháp phòng tránh, khắc phục

ThS.BS Thái Thanh Yến, Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Thông thường, bệnh do chấy rận chỉ tồn tại trong xã hội khó khăn, vệ sinh kém nhưng ở đâu đó, căn bệnh này vẫn tồn tại ở những nơi mọi người thay quần áo hoặc giặt quần áo không thường xuyên và không sạch sẽ. Tuy không gây chết người nhưng nó lại gây khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp công việc và chất lượng cuộc sống.

Xem thêm

Lạm dụng tẩy tế bào chết – Tưởng lợi nhưng hại không tưởng!

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Bệnh do chấy rận là gì?

Chấy hay chí, gọi theo phương ngữ vùng miền (tên khoa học Pediculus humanus capitis) là loài côn trùng ký sinh cư trú ở trên da và tóc đầu người. Chấy sinh sống bằng cách hút máu vật chủ người cũng như thú vật do chúng có cấu trúc ở phần miệng được thiết kế đặc biệt để xuyên qua da người và lấy máu. Khi cắn, chấy chỉ gây ngứa, khó chịu cho con người mà không gây tác hại nào khác, thường gặp phụ nữ nhiều hơn nam giới.

Trong những điều kiện vệ sinh cá nhân kém hoặc sinh hoạt tập thể dùng chung các đồ dùng sinh hoạt: quần áo, lược chải tóc, đặc biệt là trẻ em trong lứa tuổi đi học và học bán trú. Chúng thường phát tán qua sự tiếp xúc ví dụ như chỗ ngủ chật chội, khu tập thể, doanh trại, nhà trọ hay trường học nội trú….

Chấy không có cánh, kích thước cỡ 1,5 – 3 mm, mắt thường có thể nhìn thấy. Miệng có sáu đôi móc để bám vào da và một mũi nhọn để chích và hút máu người.

Chấy rận có vòng đời với 3 giai đoạn là trứng, thiếu trùng và trưởng thành. Quá trình phát triển từ trứng đến trưởng thành mất khoảng 2 tuần lễ. Chấy đẻ khoảng 200-300 trứng sau khi giao phối, trứng hình bầu dục và màu hơi vàng và thường nằm ở gần chân tóc. Trứng nở và trưởng thành trong khoảng 7 đến 12 ngày. Trung bình chấy sống khoảng 30 ngày. Trung bình chấy sống khoảng 30 ngày, có thể sống sót suốt 48 tiếng dù không được hút máu.

Chấy, rận trưởng thành có thể sống nhờ việc hút máu vài lần trong một ngày, nhất là môi trường ấm, như trên da người và động vật. Nếu vài ngày không được tiếp xúc với cơ thể người hay động vật, chấy sẽ chết.

Khi trẻ bị bệnh chấy rận, cần phải làm gì?

Khi bị chấy cắn, người ta có cảm giác ngứa ngáy và phải gãi đầu liên tục, có cảm giác kim chích trên da đầu, xuất hiện vệt đỏ trên da đầu, cổ hoặc vai, có vảy vùng da đầu. Chấy là loài hoạt động về đêm do đó hay gây khó chịu nhất cho con người là vào ban đêm.

Bản thân người bệnh cũng có thể tự điều trị bằng cách bắt trứng và chấy trưởng thành bằng lược đặc biệt (Ảnh minh họa)

Trường hợp chấy rận quá nhiều có thể làm phát sinh nhiễm trùng da đầu và gây rụng tóc. Ngoài ra, chấy rận có thể là vật trung gian truyền bệnh quan trọng, có thể truyền bệnh sốt phát ban, sốt hồi quy, sốt chiến hào… Những vụ dịch sốt phát ban do chấy rận gây ra có thể gây biến chứng nguy hiểm và tử vong.

Chẩn đoán bệnh chấy rận kết hợp giữa thăm khám lâm sàng, xác định triệu chứng lâm sàng, qua việc hỏi thăm những thói quen vệ sinh, sinh hoạt để có định hướng bệnh chấy rận. Các kỹ thuật chẩn đoán như tìm trứng chấy rận, tìm con trưởng thành để chẩn đoán. Khi xác định được bệnh sẽ có biện pháp điều trị phù hợp dưới sự tư vấn và thăm khám lâm sàng của bác sĩ chuyên khoa

Về điều trị bệnh, có nhiều loại thuốc có khả năng điều trị hiệu quả. Tùy từng trường hợp và tình trạng người bệnh, bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp đạt kết quả điều trị cho người bệnh.

Bản thân người bệnh cũng có thể tự điều trị bằng cách bắt trứng và chấy trưởng thành bằng lược đặc biệt. Người bệnh cần kiểm tra kỹ các nơi có nguy cơ bị chấy rận trên cơ thể để đảm bảo bệnh được điều trị tận gốc. Ngoài ra, cũng nên kiểm tra lại các vị trí có nguy cơ trú ngụ có chấy rận cao như quần áo, tủ quần áo, giường, chiếu, đệm. …

Người bệnh cần đảm bảo nơi ở xung quanh được vệ sinh sạch sẽ, không còn nguồn bệnh lây lan. Khi sử dụng thuốc điều trị, người bệnh nên đến khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa để được kê toa theo đúng chỉ định nhằm mang lại hiệu quả điều trị và đồng thời tránh tác dụng phụ không mong muốn do thuốc gây ra

Phòng bệnh rất quan trọng, rất đa dạng như giặt quần áo, vật dụng bằng nước nóng vì chấy và trứng chấy không thể chịu được nhiệt độ cao, chúng có thể chết sau khi khi tiếp xúc với nhiệt độ cao ít nhất 140oF (60oC) và làm khô bằng nhiệt ít nhất 20 phút. Giặt bất cứ thứ gì chạm vào da hoặc da đầu của người đó, bao gồm áo khoác, mũ, khăn quàng cổ, vỏ gối, ga trải giường và băng đô…

Đối với quần áo không giặt được, bạn nên phơi nắng hoặc ủi bằng bàn là trước khi sử dụng, hoặc thể cho vật dụng dễ lây nhiễm này trong túi nilon ít nhất trong 2 tuần. Nên hút bụi thảm, ghế sofa, vải bọc, đồ nội thất khác và sàn nhà để loại bỏ lông có thể có trứng chấy đang hoạt động bám vào.

Đối với những bề mặt như ghế sofa hay nệm, bạn có thể sử dụng các loại thuốc xịt diệt rận để loại bỏ rận và trứng của chúng.  Tuy nhiên khi xịt thuốc diệt rận xong, bạn không nên sử dụng những đồ vật này ngay. Hãy đợi khoảng 2 tuần trước khi sử dụng lại.

Đối với tập thể, như các lớp mẫu giáo, cần giữ vệ sinh chung, mọi người cùng chung tay vệ sinh trường lớp, quần áo… sẽ giảm được bệnh do chấy rận và rất nhiều lợi ích khác.

Cũng có thể dùng thuốc trị chấy rận (Pediculicides) có sẵn tại quầy hoặc theo toa dưới dạng dầu gội, sữa tắm và kem xả… dưới sự tham vấn của bác sĩ chuyên khoa đảm bảo an toàn mỗi khi sử dụng, nhất là cho trẻ nhỏ.

 

 

 

Tags: chấy rậnchíngứa đầuThS. BS. Thái Thanh Yến
Share348SendSend
Previous Post

Bác sĩ của bạn: Nấm móng

Next Post

Mắc bệnh Lichen phẳng nên điều trị thế nào?

Related Posts

Các Bệnh Da Khác

Bệnh nhân rụng tóc mảng thường mắc rối loạn lo âu, trầm cảm

by Quý
13/02/2023
0

Qua phân tích, 7% - 17% bệnh nhân mắc rụng tóc từng mảng (AA) cho biết họ bị rối loạn...

Read more

Lupus ban đỏ dạng đĩa tiến triển thành Lupus ban đỏ hệ thống thể nặng: Một số yếu tố nguy cơ

30/12/2022

Ức chế Calcineurin điều trị viêm da cơ địa không liên quan đến nguy cơ ung thư

26/12/2022

Laser vi điểm Fractional CO2 có thể cải thiện mụn trứng cá

24/10/2022
Load More
Next Post

Mắc bệnh Lichen phẳng nên điều trị thế nào?

Bài xem nhiều

Bệnh Da Liễu

Lạm dụng tẩy tế bào chết – Tưởng lợi nhưng hại không tưởng!

by Quý
29/03/2023
0

Tẩy tế bào chết, hay tẩy da chết, là một bước cần thiết để dưỡng da. Tuy nhiên nếu tẩy...

Read more

Lạm dụng tẩy tế bào chết – Tưởng lợi nhưng hại không tưởng!

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM