• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Mắc bệnh Lichen phẳng nên điều trị thế nào?

ThS.BS Trần Ngọc Khánh Nam, Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Lichen phẳng (Lichen planus) là một tình trạng viêm mạn tính ảnh hưởng tới da, niêm mạc, nang tóc và/hoặc đơn vị móng. Trên da, liken phẳng thường xuất hiện dưới dạng các sẩn màu tím, ngứa, phát triển trong vài tuần. Trong miệng, âm đạo và các khu vực khác được bao phủ bởi niêm mạc, liken phẳng hình thành các mảng trắng, đôi khi gây đau rát.

Xem thêm

Chữa bệnh theo “mẹo”, mang sẹo

Trẻ hóa vùng quanh mắt: Đánh giá toàn diện và lựa chọn sản phẩm phù hợp là chìa khóa của sự hiệu quả

Làm sao khử thâm môi an toàn?

Cách chăm sóc da sau thủ thuật laser

Tỉ lệ mắc bệnh ước tính khoảng dưới 1% trên toàn thế giới bất kể màu da, chủng tộc và nơi cư trú. Nhóm mắc bệnh phổ biến ở độ tuổi từ 40 đến 60, không phân biệt nam nữ và chủng tộc.

Có loại lichen phẳng trên lâm sàng bao gồm như Lichen phẳng da, lichen phẳng niêm mạc, lichen nang lông, lichen phẳng ở móng, lichen phẳng sắc tố và phát ban do thuốc dạng lichen.

Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Nguyên nhân chính xác của căn bệnh này hiện vẫn chưa rõ, nhưng các yếu tố có thể gây khởi phát bệnh bao gồm:

– Do gene

– Sang chấn thể chất và tinh thần

– Tổn thương da, lichen phẳng thường xuất hiện ở những vùng da bị cào gãi nhiều hoặc sau phẫu thuật thường gọi là hiện tượng Koebner

– Do nhiễm virus ví dụ như viêm gan virus C, hay gặp ở một số vùng địa lí nhất định (Nhật Bản và Trung Đông)

– Do dị ứng tiếp xúc hoặc do thuốc (vàng, quinidine, quinine)

– Phản ứng viêm dạng lichen còn được chú ý tới trong bệnh mảnh ghép-vật chủ, một biến chứng của ghép tuỷ xương.

Triệu chứng điển hình của Lichen phẳng là tổn thương điển hình với sẩn hoặc mảng màu hồng đến tím, ngứa, hình đa giác và bề mặt phẳng, phân bố đối xứng, phổ biến nhất trên nếp gấp của cổ tay, móng, gót chân, thân mình, quy đầu dương vật, niêm mạc miệng và âm đạo nhưng có thể lan rộng.

Thương tổn xuất hiện lâu ngày bề mặt sẽ có vảy dính hình thành nên những đường màu xám trắng gọi là đường vằn Wickham. Các hình thái lâm sàng của lichen phẳng bao gồm: dạng phì đại, dạng teo, dạng nang lông, dạng vòng, dạng đường, dạng giọt (phát ban), dạng ánh sáng: dạng bóng nước, dạng loét, dạng sắc tố.

Sang thương vùng màng niêm mạc có thể có những mảng trắng, dạng lưới ren, đáy màu tím trên lưỡi hoặc niêm mạc miệng. Vết trợt và loét gây đau có thể xuất hiện cũng như dạng teo, bóng nước, sắc tố và sẩn. Tổn thương cũng có thể gặp ở kết mạc mắt, âm hộ-âm đạo, dương vật, hậu môn, lưỡi gà, thanh quản và đường tiêu hoá.

Triệu chứng điển hình của Lichen phẳng là tổn thương điển hình với sẩn hoặc mảng màu hồng

Lichen nang lông xuất hiện là những sẩn ở nang tóc có thể tiến triển gây rụng tóc có sẹo.

Tổn thương móng như nứt, móng gờ theo đường dọc, mỏng móng có thể đi kèm với biểu hiện da.

Về điều trị, có thể dùng thuốc bôi ngoài da và niêm mạc, điều trị toàn thân, điều trị đồng thời các bệnh khác nếu có. Thuốc thoa có chứa corticoid được xem là chỉ định đầu tay trong điều trị. Tùy theo mức độ nặng nhẹ và vị trí của tổn thương để lựa chọn nhóm thuốc bôi corticoid phù hợp.

Đối với các mảng tổn thương dày, có thể tiêm Triamcinolone acetonide trong thương tổn với liều thấp từ 3 – 10mg/ml, khoảng cách giữa các lần chích là 1 tháng. Đối với các trường hợp nặng, cân nhắc điều trị với corticoid đường toàn thân hoặc metronidazole, retinoid uống. Một số phương pháp điều trị khác bao gồm: Thuốc bôi nhóm ức chế calcineurin, liều thấp methotrexate, liệu pháp ánh sáng…

Các kháng histamine được dùng để chống ngứa cho người bệnh. Ngoài ra có thể kết hợp với các thuốc thoa làm dịu da, giảm ngứa để giúp cải thiện nhanh triệu chứng.

Tags: lichen phẳngThS. BS. Trần Ngọc Khánh Nam
Share348SendSend
Previous Post

Bệnh do chấy, giải pháp phòng tránh, khắc phục

Next Post

Bế giảng Lớp Căng chỉ da khóa I

Related Posts

Bệnh Da Liễu

Rạn da thai kỳ

by Quý
04/09/2023
0

80-90% phụ nữ mang thai bị rạn da, đặc biệt trong các tuần cuối của thai kỳ khi kích thước...

Read more

Liệu pháp kháng vảy nến toàn thân làm giảm bệnh tim mạch – mạch máu não cho bệnh nhân vảy nến

29/08/2023

Một số yếu tố liên quan đến thất bại nhiều thuốc sinh học ở bệnh nhân vảy nến

29/08/2023

Điểm mới trong phương pháp điều trị miễn dịch ở bệnh vảy nến trên đa chuyên khoa

16/08/2023
Load More
Next Post

Bế giảng Lớp Căng chỉ da khóa I

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Chữa bệnh theo “mẹo”, mang sẹo

by Quý
25/09/2023
0

Dù đã được cảnh báo nhiều lần, không ít người vẫn nghe lời truyền miệng, tự chữa bệnh theo lối...

Read more

Chữa bệnh theo “mẹo”, mang sẹo

Trẻ hóa vùng quanh mắt: Đánh giá toàn diện và lựa chọn sản phẩm phù hợp là chìa khóa của sự hiệu quả

Làm sao khử thâm môi an toàn?

Cách chăm sóc da sau thủ thuật laser

Laser ND:YAG xung dài hiệu quả trong điều trị mụn cóc phẳng

Điều trị đốm nâu, tàn nhang bằng phối hợp Laser Picosecond

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2023 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2023 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status