• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Chăm sóc da mùa dịch – Những điều cần lưu ý

ThS.BS Trần Ngọc Khánh Nam, Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Phòng ngừa và tránh lây lan dịch bệnh truyền nhiễm như COVID – 19, chúng ta phải thường xuyên đeo khẩu trang khi ra ngoài hay đến nơi đông người.

Xem thêm

Chất chống oxy hóa an toàn và hiệu quả trong điều trị viêm da cơ địa.

Nguy cơ bị zona sau khi mắc Covid-19 ở người lớn tuổi

So sánh hiệu quả của laser PDL và Nd:YAG trong điều trị trứng cá đỏ

Các đặc điểm về lối sống giúp dự đoán nguy cơ bị vảy nến

Quan điểm 1

Mang khẩu trang không cần dùng kem chống nắng

Thực tế

Khẩu trang không thay thế được chức năng của kem chống nắng. Trên thực tế, chúng ta có hai loại khẩu trang thường sử dụng, khẩu trang y tế và khẩu trang vải.

Khẩu trang y tế là những khẩu trang mỏng, có màu sắc sáng, thường chắn được giọt bắn, nhưng không chắn được tia UV đến da của chúng ta. Khẩu trang vải ngược lại có tính linh động hơn, chúng ta có thể lựa chọn được độ dày mỏng và màu sắc. Khẩu trang càng dày, màu sắc càng tối có thể giúp chúng ta cản tia UV tốt hơn.

Tuy nhiên, khẩu trang khó lòng che phủ hết toàn bộ da mặt và cổ nên chúng ta thật sự cần dùng kem chống nắng. Nên thoa kem chống nắng 20 – 30 phút trước khi ra ngoài, lặp lại mỗi 2 – 3 tiếng/lần.

Quan điểm 2

Sợ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, tự ý mua thuốc hoặc dùng lại toa thuốc cũ khi có triệu chứng bất thường.

Thực tế

Toa thuốc được bác sĩ kê đơn phải dựa vào tổng thể sức khỏe của người bệnh vào thời điểm thăm khám, triệu chứng bệnh, các bệnh lý đi kèm. Dùng sai liều lượng và hàm lượng thuốc có thể gây độc cho cơ thể.

Quan điểm 3

Ở nhà để hạn chế lây lan bệnh dịch là thật sự cần thiết và càng tốt đối với da

Thực tế

Ở trong nhà, giảm tổng hợp vitamin D, một loại vitamin có lợi cho cơ thể và da, vì ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi, đồng thời tăng cường khả năng phòng chống COVID – 19.

Chúng ta có thể tận dụng không gian và thời gian để ra ngoài, đi bộ, thư giãn và vẫn đảm bảo khoảng cách với người khác là 2m.

Trong thời gian vừa qua, khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da ghi nhận bệnh nhân bị mụn trứng cá da gia tăng một phần do chúng ta sử dụng khẩu trang liên tục.

Giải pháp

Nên chọn khẩu trang thoáng khí và thay định kỳ. Khẩu trang vải thay thường xuyên và có thể giặt sạch, phơi dưới ánh nắng mặt trời

Rửa mặt từ 1, 2 lần với sữa rửa mặt phù hợp với từng loại da

Tranh thủ mở khẩu trang ở những nơi vắng vẻ để da có thời gian để thở

Da dầu và da hỗn hợp cần sử dụng thêm giấy thấm dầu

Đi thăm khám và điều trị sớm mụn trứng cá để tránh các biến chứng nặng như sẹo rỗ hoặc tăng sắc tố sau viêm

Trang điểm trong mùa dịch này làm gia tăng nguy cơ bít tắc các lỗ chân lông, nặng thêm mụn trứng cá.. Do vậy, chúng ta có thể trang điểm nhẹ nhàng và tẩy trang cũng như rửa mặt sạch sẽ sau khi kết thúc ngày làm việc

 

Tags: chăm sóc daCovid - 19ThS. BS. Trần Ngọc Khánh Nam
Share348SendSend
Previous Post

Bệnh vảy nến thể mảng nên được điều trị như thế nào?

Next Post

Nấm móng, những thông tin cần biết

Related Posts

Bệnh Da Liễu

6 tác nhân gây viêm da tiếp xúc ở trẻ em

by Quý
23/04/2022
0

Một nghiên cứu mới đây của Hội Da Liễu Hoa Kỳ  (AAD) cho thấy sự khác biệt trong test xác...

Read more

Quan điểm cá nhân của bác sĩ da liễu ảnh hưởng đến phương pháp điều trị bệnh vảy nến như thế nào?

18/04/2022

COVID-19 làm giảm tuổi thọ trung bình toàn cầu

14/04/2022

Hiểu và điều trị ngứa mạn tính

11/04/2022
Load More
Next Post

Nấm móng, những thông tin cần biết

Bài xem nhiều

Bệnh da dị ứng - miễn dịch

Chất chống oxy hóa an toàn và hiệu quả trong điều trị viêm da cơ địa.

by Quý
27/05/2022
0

Một nghiên cứu mới từ Trung Quốc cho thấy chất chống oxy hóa có thể là một phương pháp điều...

Read more

Chất chống oxy hóa an toàn và hiệu quả trong điều trị viêm da cơ địa.

Nguy cơ bị zona sau khi mắc Covid-19 ở người lớn tuổi

So sánh hiệu quả của laser PDL và Nd:YAG trong điều trị trứng cá đỏ

Isotretinoin và những ảnh hưởng về triệu chứng tâm thần kinh trên bệnh nhân trứng cá

Các đặc điểm về lối sống giúp dự đoán nguy cơ bị vảy nến

Cách dùng giấy thấm dầu hút sạch bã nhờn trên da

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM