Mụn trứng cá thường được coi là điều tự nhiên xảy ra ở tuổi dậy thì khi chiếm phần lớn từ 35% đến 90%. Tuy nhiên, 20% nam giới và 35% phụ nữ vẫn bị mụn trứng cá sau độ tuổi 20.
Từ những năm 1980, mụn trứng cá đã được công nhận là một tình trạng viêm mạn tính liên quan đến nguyên nhân chính là vi khuẩn Propionibacterium acnes. Phát hiện này là cơ sở cho việc sử dụng rộng rãi các kháng sinh phổ rộng, dẫn đến các phản ứng bất lợi và sự xuất hiện của các chủng kháng kháng sinh.
Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã xác định được sự tác động phức tạp hơn nhiều của cơ chế nội tiết và miễn dịch liên quan đến sự xáo trộn hoạt động của tuyến bã nhờn, là chìa khóa cho việc kiểm soát mụn trứng cá.
Rối loạn chức năng tuyến bã là kết quả của sự tăng sản xuất và thay đổi nồng độ axit béo của bã nhờn kết hợp với sự rối loạn điều hòa nội tiết môi trường vi sinh, tăng sừng hóa nang lông và sự tương tác của neuropeptide, thúc đẩy quá trình viêm và mất cân bằng hệ thống miễn dịch.
Các cơ chế trên chịu ảnh hưởng đáng kể về mặt di truyền và được kích hoạt bởi hoạt động của các hormone, cytokine và thậm chí cả chế độ ăn uống.
Vai trò của tuyến bã nhờn trong mụn trứng cá
Các tuyến bã nhờn đóng vai trò sản xuất một loạt các loại dầu tự nhiên như triglycerides, squalene, este cholesterol và cholesterol…
Hormone đóng một vai trò rõ ràng trong mụn trứng cá, vì tác động androgen của testosterone và estrogen tăng lên trong thời kỳ thanh thiếu niên rất quan trọng đối với sự phát triển của tuyến bã nhờn và sự sản xuất bã nhờn.
Trong một loạt các ấn phẩm về cơ chế bệnh sinh của mụn trứng cá từ đầu những năm 2000 đến năm 2020, Christos Zouboulis đã tuyên bố rằng “Sự tăng sừng, dư thừa bã nhờn, viêm và sự hiện diện của P.acnes đều góp phần vào sự phát triển của mụn trứng cá”.Chỉ gần đây, các cơ chế này mới trở nên rõ ràng.
Theo Tiến sĩ Zouboulis, một đặc điểm cơ bản của tuyến bã nhờn là “cấu trúc của nó – từ ngoại vi đến trung tâm – gồm các tế bào chưa biệt hóa, đang biệt hóa và trưởng thành, chúng vỡ ra và chết đi rồi giải phóng vào ống dẫn chất nhờn và vào nang lông.
Quá trình biệt hóa giai đoạn cuối rồi chết đi là holocrine, khác với apoptosis, chết theo chương trình của hầu hết các tế bào cơ thể trưởng thành. Quá trình chết tế bào bã nhờn đã gây ra sự tương tác với các tế bào da khỏe mạnh lân cận, dẫn đến mụn trứng cá.
Mức độ nghiêm trọng thường ở những vùng cơ thể tập trung nhiều nang bã nhất, lần lượt là 92%, 45% và 61% ở mặt, ngực và lưng.
Thành phần của bã nhờn
Một số nhà nghiên cứu đã lưu ý rằng thành phần lipid trong bã nhờn đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của mụn trứng cá.
Một đánh giá năm 2017 đã quan sát thấy rằng sự hiện diện của lipoperoxides trong bã nhờn (do thiếu hụt vitamin E) và mức độ giảm của axit linoleic góp phần gây ra stress oxy hóa tạo ra mụn trứng cá ở một số người, so với những người có mức độ bình thường.”
Cả lipoperoxides và axit béo không bão hòa đơn (MUFA) đều có khả năng gây ra sự thay đổi trong quá trình tăng sinh và biệt hóa tế bào sừng, trong khi peroxides có khả năng tạo ra các cytokine tiền viêm và kích hoạt thụ thể hoạt hoá tân sinh peroxisome (PPAR).
Đồng thời, thụ thể histamine và retinoids đã được tìm thấy ở tuyến bã ,chứng minh tác động trên việc sản xuất bã nhờn.
Yếu tố di truyền
Mặc dù mức độ phổ biến của mụn trứng cá cao, nhưng những thay đổi về mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài của nó cho thấy khuynh hướng mạnh liên quan đến các yếu tố miễn dịch di truyền.
Kết quả của 5 nghiên cứu liên kết toàn bộ bộ gen trên khắp Bắc Mỹ, Bắc Âu, Trung Quốc và Úc cho thấy tính nhạy cảm di truyền đối với TGF-b, TP63, WNT, FGF và con đường phosphoinositol-3-kinase trong bệnh sinh mụn trứng cá.
Các mô hình này gợi ý khuynh hướng đối với các biến thể mụn trứng cá ở các nhóm dân tộc khác nhau, có khả năng đáp ứng với các liệu pháp nhắm mục tiêu di truyền khác nhau trong tương lai.
Ảnh hưởng của chế độ ăn
Ngoài các yếu tố di truyền, hàm lượng đường và chất béo cao trong chế độ ăn theo kiểu phương Tây góp phần làm tăng tỷ lệ nổi mụn ở nhiều quốc gia, nơi sữa và các sản phẩm chứa gluten cao được tiêu thụ rộng rãi.
Thực phẩm có lượng đường và protein động vật cao thường được tiêu thụ nhiều trong tuổi dậy thì, ảnh hưởng đến insulin / yếu tố tăng trưởng giống insulin-1 (IGF-1) làm tăng mức IGF-1 vốn đã cao, tạo tiền đề cho các phản ứng dẫn đến tăng tiết bã nhờn và mụn trứng cá.
Tóm lược
Sự phức tạp và tác động qua lại của các cơ chế này đang được khám phá, mở ra những phương pháp điều trị mụn mới lạ, tập trung vào chức năng miễn dịch và chống viêm.