• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Có mấy loại collagen, dùng loại nào tốt nhất ?

BSCKI Trần Hạnh Vy

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Khi tuổi cao, lượng collagen giảm dần khiến da lão hóa nhanh và gây ra nhiều bất lợi cho xương khớp và thị lực. Vậy collagen là gì, sử dụng thế nào để có lợi nhất ?

Xem thêm

Việc cần làm bảo vệ làn da khi tận hưởng những ngày Tết

Có nên cấy phấn để da trắng hồng?

Da khỏe, đẹp ngày tết

Bác sĩ của bạn: Viêm da quanh móng

Collagen là gì?

Collagen là cấu trúc chính protein ở ngoại bào trong nhiều mô liên kết trong cơ thể. Collagen tồn tại ở khắp nơi trong cơ thể chúng ta với 70% của lớp hạ bì của làn da, 20% của xương, 50% của khớp, xấp xỉ 100% của giác mạc.

Cụ thể hơn, collagen là loại protein tạo nên các mô liên kết. Có khoảng 25 loại collagen khác nhau được cơ thể sản xuất tự nhiên, chiếm 25% tổng lượng protein có trong cơ thể con người. Chúng không chỉ giúp da khỏe mạnh và đàn hồi mà còn giúp hỗ trợ xương, dây chằng, cơ bắp, sụn cũng như các cơ quan nội tạng.

Ảnh minh họa

Collagen giúp da căng bóng, mịn màng. Nó là chất cấu thành nên mô liên kết giúp hỗ trợ cấu trúc da, cần thiết để giữ cho làn da tươi trẻ. Khi chúng ta già, cơ thể sẽ sản xuất ít collagen hơn, khiến da xuất hiện nếp nhăn và các vết chân chim.

Collagen là một phân tử protein lớn khó hấp thụ qua da và thường bị bẻ gãy khi được hấp thụ vào cơ thể. Có nhiều loại kem và chất bổ trợ cho da được cho là bổ sung chất này nhưng không hiệu quả. Cách tốt nhất để hấp thụ collagen là kích thích cơ chế sản xuất tự nhiên.

Những loại thực phẩm có thể hỗ trợ quá trình sản xuất collagen bao gồm lòng trắng trứng, thịt, phô mai, đậu nành và bắp cải, quả mâm xôi đen, việt quất, cherry và phúc bồn tử.

Các loại trái cây có chứa vitamin C như cam, dâu, tiêu và bông cải xanh, thực phẩm giàu vi chất đồng như động vật có vỏ (sò, ốc, tôm cua…), các loại hạt, thịt đỏ và một vài loại nước uống cũng là nguồn hỗ trợ sản xuất collagen rất tiềm ẩn và hữu ích.

Có bao nhiêu loại collagen và dùng thế nào để hiệu quả ?

Mặc dù có nhiều loại collagen khác nhau, nhưng type I, II và III là những loại phổ biến nhất, được tìm thấy trong các chất bổ sung. Một cách tăng lượng collagen cho cơ thể là bổ sung collagen từ thực phẩm. Từ các nguồn  protein lành mạnh trong chế độ ăn uống, đặc biệt là từ xương, chẳng hạn như ăn sụn xương, cá có xương, ăn thịt nội tạng.

·       Collagen loại I (Collagen type I)

Collagen loại I là loại collagen phổ biến nhất trong cơ thể. Đây là loại collagen giúp duy trì sức khỏe da, tóc hoặc móng tay. Cần lưu ý rằng, giống như tất cả các loại collagen, mức độ collagen loại I bắt đầu suy giảm sau tuổi tuổi 25. Vì nó rất phổ biến trong các mô liên kết, nên sự giảm sút của collagen loại I dẫn đến các hệ lụy như da xệ, tăng nếp nhăn, móng tay giòn và tóc mỏng. Nhưng collagen loại I không chỉ là một chất liên quan đến sắc đẹp, nó cũng là một thành phần chính của gân, cơ quan và xương.

·       Collagen loại II (Collagen type II).

Mặc dù có phần ít phổ biến hơn trong cơ thể so với loại I, nhưng collagen loại II lại cực kỳ quan trọng. Nó là thành phần chính của sụn và cực kỳ lành mạnh cho hệ xương.

·       Collagen loại III (Collagen type III).

Collagen loại III cũng được tìm thấy trong dòng sản phẩm collagen. Loại collagen III, thường được tìm thấy trong các dạng sợi lưới, chẳng hạn như trong tủy xương. Nó thường được tìm thấy nhiều trong nhóm thực phẩm dạng xương, nhất là sụn xương, cá có xương…

Mặc dù collagen loại I và loại II đều là hai dạng phổ biến và quan trọng đối với những người năng động, nhưng có khá nhiều điểm khác biệt cần lưu ý. Đối với những người mới bắt đầu, loại I phổ biến hơn trong các mô liên kết và đóng một vai trò chính trong thành phần của gân, cơ quan và xương.

Riêng collagen loại II là thành phần chính của sụn và giúp ích trong việc tối ưu hóa hệ thống xương. Nhưng cơ thể khó hấp thụ hơn một chút, đó là lý do tại sao các chuyên gia khuyến cáo nên dùng sản phẩm bổ sung sẽ có lợi hơn.

Khi xem xét collagen có nguồn gốc từ bò, thịt lợn hoặc gia cầm, chúng ta cần chú ý đến các từ “được nuôi từ đồng cỏ” hoặc “được nuôi bằng cỏ” để đảm bảo nguồn collagen tốt.

Tags: BSCKI Trần Hạnh Vycollagen
Share348SendSend
Previous Post

Chuyên gia chỉ ra 5 sai lầm khiến mụn trứng cá ngày càng trầm trọng

Next Post

Để mụn không còn là nỗi ám ảnh

Related Posts

Công tác & Điều trị

Có nên cấy phấn để da trắng hồng?

by Quý
19/01/2023
0

Thẩm mỹ viện giới thiệu liệu trình cấy phấn da là đưa tinh chất vào giúp da trắng hồng, xóa...

Read more

Bác sĩ của bạn: Viêm da quanh móng

16/01/2023

Bệnh da liễu hạn chế

30/12/2022

Nước cứng sinh hoạt làm tăng tỷ lệ mắc bệnh chàm ở người lớn

23/12/2022
Load More
Next Post

Để mụn không còn là nỗi ám ảnh

Bài xem nhiều

Nổi bật

Việc cần làm bảo vệ làn da khi tận hưởng những ngày Tết

by Quý
21/01/2023
0

Trong kỳ nghỉ Tết, chế độ sinh hoạt, ăn uống thay đổi gây ảnh hưởng đến sức khỏe làn da....

Read more

Việc cần làm bảo vệ làn da khi tận hưởng những ngày Tết

Có nên cấy phấn để da trắng hồng?

Da khỏe, đẹp ngày tết

Bác sĩ của bạn: Viêm da quanh móng

Mặt bị chảy mủ, nhiễm trùng sau khi tiêm filler

Bị biến chứng nghiêm trọng vì xăm môi ở cơ sở thiếu uy tín

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM