• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Điều trị bằng Laser công suất thấp

ThS.BS Thái Thanh Yến, Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Xem thêm

Probiotics cải thiện bệnh vảy nến, chất lượng cuộc sống sau 8 tuần

Hướng dẫn sử dụng kem chống nắng lần thứ 16: 2/3 kem chống nắng không đạt chuẩn

Hiệu quả của tia UVB dải hẹp trong điều trị bạch biến

Các phương pháp trẻ hóa da hiệu quả, bệnh nhân cũng phải bất ngờ

Điều trị bằng laser công suất thấp có nhiều lợi ích trong việc kích thích tái tạo mô, làm liền vết thương da và niêm mạc vết loét, trị bỏng, giảm đau thần kinh và nhiều tác dụng khác

Điều trị bằng laser công suất thấp là gì?

Laser (Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation), có thể hiểu là “khuếch đại ánh sáng bằng các bức xạ kích thích”. Nhiều loại laser và ứng dụng khác nhau: như làm mắt đọc đĩa quang CD/DVD, máy in laser, máy quét mã vạch, công cụ trình tự DNA, internet cáp quang, máy hàn, máy phẫu thuật laser, tẩy mụn ruồi, nhám bằng laser…

Trong y học, có liệu pháp bằng laser công suất thấp và công suất cao để trị bệnh về da, trị bệnh lý, cơ – xương – khớp – thần kinh – cột sống…

Liệu pháp laser (ánh sáng) công suất thấp (Low-level laser light therapy: LLLT) là liệu pháp có sử dụng các photon ở một bức xạ không nhiệt để kích thích và điều hòa hoạt tính sinh học của mô đích mà chúng cần tác động.

Nó cũng là một liệu pháp ánh sáng ngày càng có nhiều ứng dụng và phát triển nhanh chóng  về công nghệ. Ngoài việc điều trị và hỗ trợ trong các bệnh lý khác nhau, nhằm kích thích làm lành thương tổn, giảm đau và viêm như: ở một số  bệnh lý rối loạn sắc tố trong bệnh bạch biến.

LLLT có thể làm tăng sắc tố bằng cách kích thích tăng sinh tế bào Melanocytes và có hơn nữa còn có tác dụng  giảm viêm, làm lành thương tổn trong bệnh vảy nến và mụn trứng cá. LLLT còn ngày càng được sử dụng rộng rãi để điều trị thẩm mỹ da: các nếp nhăn, sẹo mụn, sẹo phì đại và trẻ hóa da. Ngoài ra, LLLT còn có thể làm giảm tác hại của tia UV như một phương pháp điều trị và dự phòng.

LLLT còn được dùng điều trị trực tiếp các tổn thương theo các vị trí của cơ thể, khắc phục các tổn thương ở mức độ nông sâu khác nhau bằng cách điều chỉnh công suất phát xạ chùm tia laser và tần số điều biến.

Ngoài ra, LLLT còn  dùng để điều trị bệnh bỏng, đau dây thần kinh chẩm, đau dây thần kinh sinh ba. Chống viêm, chống phù nề nông, kích thích tái tạo mô, làm liền vết thương da và niêm mạc, vết loét. Giảm đau tại chỗ (đau gân cơ, đau khớp, đau thần kinh).

Kích thích các huyệt thay châm cứu (LASER châm) trong điều trị đau khớp, đau thần kinh. Kích thích các điểm vận động Erb trong phục hồi thần kinh cơ và kích thích theo phản xạ đốt đoạn. Kích thích tái tạo mô, làm liền vết thương, vết loét. Châm cứu bằng laser trị chấn thương thể thao, chứng đau dây thần kinh, đau khớp gối, chứng thấp khớp, zona (mụn rộp), sẹo……

Ưu điểm của kỹ thuật này là không xâm lấn, tại chỗ, an toàn, không đau, không có tác dụng phụ khi điều trị, hiệu quả nhanh, có thể điều trị ngoại trú, hàng ngày theo từng đợt. Hữu ích để giảm đau với một số bệnh mạn tính hoặc người bệnh cao tuổi có chỉ định hạn chế dùng thuốc giảm đau và cuối cùng là chi phí điều trị thấp, phù hợp với mọi đối tượng.

Điều trị da bằng laser công suất thấp không áp dụng hay chống chỉ định đối với trường hợp sốt cao, u ác tính, chiếu trực tiếp vào mắt, đang chảy máu hoặc rối loạn chức năng đông máu, bệnh nhân bị suy kiệt

Điều trị bằng LLLT diễn ra như thế nào?

 Quy trình điều trị da  bằng Laser công suất thấp gồm các bước chính sau đây:

  • Bước 1: Bác sĩ cần kiểm tra các thông số kỹ thuật của máy, chọn loại laser theo chỉ định. Sau khi thăm khám, bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị với các thông số phù hợp, giải thích tác dụng của điều trị để bệnh nhân rõ.
  • Bước 2: Bệnh nhân ngồi hoặc nằm chờ ở tư thế thoải mái.
  • Bước 3: Bộc lộ Kiểm tra vùng chiếu laser. Nếu có vết thương loét nên được thay băng làm sạch dịch mủ và các mô hoại tử bề mặt.
  • Bước 4: Chọn các thông số kỹ thuật phù hợp với chỉ định.
  • Bước 5: Chiếu laser vuông góc với bề mặt da cần điều trị
  • Bước 6: Quan sát và theo dõi phản ứng, cảm giác của bệnh nhân.
  • Bước 7: Khi kết thúc nên tắt đèn, kiểm tra vùng da chiếu, thăm hỏi bệnh nhân và ghi phiếu điều trị.

Tất cả các biểu hiện đều bình thường, nếu bất thường, nên báo cho bác sĩ biết để can thiệp ngay. Kể cả bác sĩ và bệnh nhân đều phải mang kính bảo vệ mắt chuyên dụng khi điều trị laser.

Tags: bệnh eczema có lây khônglaser công suất thấpsẹo phì đạiThS. BS. Thái Thanh Yến
Share348SendSend
Previous Post

Bệnh da vảy cá thông thường

Next Post

Olanexidine vượt trội hơn Povidone-Iodine trong giảm nhiễm trùng vết mổ

Related Posts

Bệnh Da Liễu

Isotretinoin và những ảnh hưởng về triệu chứng tâm thần kinh trên bệnh nhân trứng cá

by Quý
23/05/2022
0

Trứng cá là bệnh khá phổ biến ở tuổi vị thành niên, nhất là ở lứa tuổi từ 14 đến...

Read more

Nguy cơ rụng tóc trên bệnh nhân trứng cá với Isotretinoin liều thấp và liều cao

20/04/2022

FDA chấp thuận Dupixent trên trẻ em viêm da cơ địa độ tuổi 6 tháng đến 5 tuổi

02/03/2022

Hiệu quả thuốc ức chế TNF trong hội chứng Stevens-Johnson/ Hội chứng Lyell (TEN)

26/02/2022
Load More
Next Post

Olanexidine vượt trội hơn Povidone-Iodine trong giảm nhiễm trùng vết mổ

Bài xem nhiều

Bệnh da tự miễn

Probiotics cải thiện bệnh vảy nến, chất lượng cuộc sống sau 8 tuần

by Quý
05/07/2022
0

Bổ sung probiotics trong 8 tuần giúp cải thiện đáng kể mức độ nghiêm trọng của bệnh vảy nến và...

Read more

Probiotics cải thiện bệnh vảy nến, chất lượng cuộc sống sau 8 tuần

Hướng dẫn sử dụng kem chống nắng lần thứ 16: 2/3 kem chống nắng không đạt chuẩn

Hiệu quả của tia UVB dải hẹp trong điều trị bạch biến

Các phương pháp trẻ hóa da hiệu quả, bệnh nhân cũng phải bất ngờ

Vui sống mỗi ngày: Vì sao hay nổi mụn ở lưng khi vào hè?

Bác sĩ gia đình: Tiêm tan mỡ có thực sự tan mỡ?

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM