• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Bệnh da vảy cá thông thường

ThS.BS.Trần Ngọc Khánh Nam, Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược

Bệnh da vảy cá thông thường hay thường được gọi tắt là bệnh da vảy cá là một rối loạn da di truyền thường gặp khiến tế bào da chết tích tụ tạo vảy dày từng lớp, khô trên bề mặt da.

Xem thêm

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Bớt sắc tố ở trẻ – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Thực phẩm cay, nóng có gây mụn không ? HTV Bác sĩ của bạn

Da người là bộ phận lớn nhất của cơ thể, đảm nhận nhiều chức năng quan trọng. Tính chất của da là luôn luôn đổi mới với sự xuất hiện các tế bào mới ở lớp đáy thay thế cho các tế bào sừng bong ra trên bề mặt da. Nhưng do tác động của gene kết hợp với điều kiện từ môi trường, thói quen chăm sóc da khiến chức năng của hàng rào da biến đổi dẫn đến bệnh da vảy cá.

Bệnh da vảy cá là tình trạng bệnh di truyền có sự biến đổi bất thường của lớp thượng bì, khiến da khô, dày và bong vảy, vảy giống như vảy cá. Da vảy cá, tên khoa học là Ichthyosis Vulgaris (IV) trong đó từ Ichthyosis có nguồn gốc trong tiếng Hy Lạp nghĩa là cá, thường xuất hiện ở độ tuổi từ khi mới chào đời, tỉ lệ mắc bệnh khoảng 1 trên 250 – 1000 người.

Không có sự khác biệt giữa chủng tộc và giới tính. Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng tương ứng với thể dị hợp và đồng hợp.

Một em bé sơ sinh mắc bệnh da vảy cá

Bệnh liên quan theo mùa, thường nặng lên vào mùa đông, độ ẩm không khí thấp đặc biệt nếu dùng các loại sữa tắm nhiều chất kiềm sẽ làm bệnh xấu đi.

Bệnh da vảy cá gây ra bởi sự đột biến mất chức năng của trong gene filaggrin. Sự biến đổi bộc lộ filaggrin dẫn đến bất thường quá trình sừng hoá của da với suy giảm chức năng hàng rào da và tăng mất nước qua thượng bì.

Bệnh thường biểu hiện sớm từ nhỏ và diễn tiến thuận lợi theo chiều hướng giảm dần khi trưởng thành. Da khô với các vảy da thường tập trung ở bụng và mặt duỗi của chi và thường không bị ở mặt gấp chi. Tăng sừng ở lòng bàn tay – chân thường nổi bật ở các nếp gấp tự nhiên và có thể làm nứt da, đau và chảy máu.

Việc mất chức năng hàng rào da trong bệnh da vảy cá thường liên quan tới cơ địa dị ứng với trên 50% bệnh nhân mắc viêm da cơ địa sớm.

Chẩn đoán

Triệu chứng của bệnh da vảy cá là các vảy nhỏ hình đa giác, rõ ở các bề mặt duỗi của chi. Màu sắc của vảy có thể trắng, xám hoặc nâu và ở những bệnh nhân da tối màu thì vảy cũng đậm màu hơn. Vảy có thể to hơn ở chi dưới.

 Điều trị

 Điều trị lâu dài của bệnh da vảy cá chính là sử dụng kem hoặc mỡ dưỡng ẩm thường xuyên và liên tục. Kem dưỡng ẩm chứa ceramides và các lipid cần thiết khác phải được bôi trực tiếp lên da ít nhất là 2 lần mỗi ngày trong đó một lần là ngay sau khi tắm.

Đối với các loại sữa tắm, tốt nhất nên chọn những loại không chứa xà phòng để hạn chế gây hại đến hàng rào da. Hạn chế tắm nước nóng, ngồi máy lạnh nhiều để giảm tình trạng khô da.

Đối với những trường hợp nặng, da khô dày cần bổ sung thêm các chất ly tách tế bào sừng như AHA, acid salicylic, hay urea. Đối với các sản phẩm này, nên giới hạn diện tích bôi không quá rộng để tránh hiện tượng hấp thu toàn thân. Ngoài ra, retinoids tại chỗ cũng được dùng hàng ngày trong khoảng vài tuần đến vài tháng mang lại hiệu quả làm giảm hiện tượng tăng sừng.

Một số trường hợp nặng, retinoids đường uống như isotretinoin hay acitretin cũng cho hiệu quả ổn định, tuy nhiên nên tránh sử dụng ở trẻ em. Nếu kèm theo ngứa hay viêm da cơ địa, chúng ta có thể kết hợp thêm với corticosteroids bôi tại chỗ và thuốc kháng histamin đường uống.

 

 

 

 

 

 

Tags: bệnh da vảy cáThS. BS. Trần Ngọc Khánh Nam
Previous Post

Điều trị bằng tác nhân sinh học, khi nhiễm COVID-19, bệnh nhân vảy nến có nguy cơ nhập viện thấp hơn

Next Post

Điều trị bằng Laser công suất thấp

Related Posts

Bệnh da nhiễm khuẩn

Nổi mụn nhọt uống nước mát thanh nhiệt có khỏi không?

by Quý
22/02/2024
0

Cơ địa tôi thường xuyên bị nổi mụn nhọt ở mặt, lưng và cả trên đầu. Các nốt mụn này...

Read more

Nổi mụn nhọt phải nặn sạch mới không tái phát?

10/01/2024

Nằm viện vì chủ quan với… mụn nhọt

09/01/2024

Vũ khí nào hiệu quả đẩy lùi vết nám da “lì lợm”?

19/10/2023
Load More
Next Post

Điều trị bằng Laser công suất thấp

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

by vuong
14/05/2025
0

https://youtu.be/whdRSU8K5Dg 🔥🔥🔥 LỢI ÍCH CỦA VITAMIN C ĐỐI VỚI LÀN DA - THS.BS NGÔ ANH TUẤN - HTV9 🌞🌞🌞 Chương...

Read more

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 15

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status