• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Độ phân bố hồng cầu tăng làm tăng tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân COVID-19

ThS.BS Lê Minh Châu

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Theo nghiên cứu đăng trên JAMA Network Open, sự gia tăng độ phân bố hồng cầu (RDW) ở bệnh nhân mắc COVID-19 có thể làm tăng khả năng tử vong của họ.

Xem thêm

Lạm dụng tẩy tế bào chết – Tưởng lợi nhưng hại không tưởng!

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Từ trước đến nay, RDW tăng có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc tất cả các bệnh và tăng nguy cơ tử vong ở một số bệnh lý, vì vậy dù không phải là marker của 1 bệnh lý cụ thể nhưng RDW được xem là yếu tố chỉ thị độ nặng của các bệnh lý cấp tính. Các tác giả thực hiện nghiên cứu đoàn hệ để tìm hiểu rằng “Liệu có mối quan hệ nào giữa sự tăng RDW lúc nhập viện với tỉ lệ tử vong của bệnh nhân nhiễm COVID-19?”

Nghiên cứu được thực hiện trên 1641 bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm SARS-CoV-2 và nằm  điều trị tại 1 trong 4 bệnh viện ở bang Boston và Massachusetts từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2020. Các biến số chính trong nghiên cứu này là tỉ lệ sống của bệnh nhân sau nhập viện, RDW lúc nhập viện và RDW trong thời gian nằm viện.

Bệnh nhân tham gia nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 62 với độ lệch chuẩn là 18, trong đó có 886 người là nam, chiếm 54%. 740 (45%) người thuộc chủng tộc da trắng và 497 (30%) người Mỹ latin. Trong suốt thời gian nghiên cứu, có 276 (17%) bệnh nhân tử vong.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng RDW tăng trên 14,5% tại thời điểm nhập viện và tăng trong thời gian nằm viện đều làm tăng nguy cơ tử vong của bệnh nhân. Bệnh nhân có tình trạng này sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn các bệnh nhân khác với tỉ số nguy cơ (RR) là 2,73, khoảng tin cậy 95% (2,52-2,94) và P < 0,001. Tỉ lệ tử vong ở nhóm 1173 người có RDW bình thường là 11% trong khi con số này ở nhóm 468 bệnh nhân có RDW tăng là 31%.

RDW tăng ở độ tuổi nào cũng làm tăng nguy cơ tử vong nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ tử vong cao hơn ở nhóm bệnh nhân dưới 70 tuổi.

Sau khi dùng mô hình Cox và hiệu chỉnh theo số lượng bạch cầu, tuổi, nồng độ D-dimer và các bệnh đồng mắc thường gặp, tác giả vẫn nhận thấy mối liên quan giữa tình trạng tăng RDW và việc tăng nguy cơ tử vong. Cứ mỗi 0,5% RDW tăng lên thì nguy cơ tử vong của bệnh nhân tăng khoảng 8%, nhóm bệnh nhân RDW bình thường có nguy cơ thử vong thấp hơn khoảng 50% so với nhóm có RDW tăng.

Nguy cơ tử vong cũng tăng cao khi RDW tăng trong quá trình nhập viện. Tỉ lệ tử vong ở nhóm RDW bình thường lúc nhập viện là 6% nhưng tỉ lệ này lại tăng lên đến 24% đối với những bệnh nhân thuộc nhóm này nhưng có hiện tượng tăng RDW trong quá trình nằm viện. Tỉ lệ tử vong ở nhóm RDW tăng lúc nhập viện là 22%, nhưng khi RDW tiếp tục tăng trong thời gian nằm viện thì con số này tăng lên đến 40%.

Hạn chế của nghiên cứu này là kết quả không thể ứng dụng cho những bệnh nhân COVID-19 điều trị ngoại trú, kết quả cũng không chuyên biệt cho giai đoạn nào của bệnh và không đủ dữ liệu để đánh giá nguy cơ cho cộng đồng người da đen.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng: “Tình trạng RDW tăng lúc nhập viện và trong thời gian nằm viện làm gia tăng nguy cơ tử vong rõ rệt ở bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2. Vì vậy, RDW có thể là xét nghiệm hữu ích để các bác sĩ phân tầng nguy cơ cho bệnh nhân”.

Tags: Covid - 19ThS.BS Lê Minh Châu
Share348SendSend
Previous Post

Bệnh da nhão u hạt (Granulomatous Slack skin)

Next Post

Bệnh rụng tóc, ai dễ mắc, chữa trị thế nào?

Related Posts

Các Bệnh Da Khác

Trẻ em bị sẩn teo da (Atrophic Papulosis) thường kèm triệu chứng tiêu hóa và thần kinh

by Quý
14/02/2023
0

Dữ liệu từ nghiên cứu đăng trên Journal of the European Academy of Dermatology & Venerology cho thấy khác với...

Read more

Tại sao da mặt nhiều đàn ông đẹp hơn phụ nữ?

13/02/2023

Chàng trai chi tiền triệu mỗi tháng để đầu tư chăm sóc da, skincare

13/02/2023

Bác sĩ da liễu, thẩm mỹ da lý giải vì sao nam giới ít chăm sóc da, skincare, nhưng da vẫn đẹp

13/02/2023
Load More
Next Post

Bệnh rụng tóc, ai dễ mắc, chữa trị thế nào?

Bài xem nhiều

Bệnh Da Liễu

Lạm dụng tẩy tế bào chết – Tưởng lợi nhưng hại không tưởng!

by Quý
29/03/2023
0

Tẩy tế bào chết, hay tẩy da chết, là một bước cần thiết để dưỡng da. Tuy nhiên nếu tẩy...

Read more

Lạm dụng tẩy tế bào chết – Tưởng lợi nhưng hại không tưởng!

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM