Dùng mỹ phẩm có người phát huy tác dụng, có người lại gặp phản ứng. Khoa học từng bước giải mã, trong đó, 5 bằng chứng dưới đây vừa được khám phá qua những nghiên cứu mới nhất.
1 – ‘Thiếu liên kết phân tử’- lý do khiến một số loại kem gây phát ban
Các phản ứng dị ứng trên da có thể do nhiều hợp chất hóa học khác nhau được tìm thấy trong kem dưỡng da, mỹ phẩm và các sản phẩm tiêu dùng khác, nhưng cách chúng kích hoạt phản ứng vẫn còn bí ẩn…. Trong số này có các phân tử được gọi là lipid trong tế bào da có thể giải thích lý do gây viêm da tiếp xúc dị ứng.
Phát hiện trên được xem là “điểm nhấn đột phá” giúp ngăn chặn các trường hợp phát ban, cục u, mụn nước, ngứa mắt và sưng mặt, phát hiện này được gọi là tình trạng “thiếu liên kết phân tử” (Molecular missing link).
Hiện tại, cách duy nhất để ngăn chặn viêm da tiếp xúc dị ứng là xác định và tránh tiếp xúc với hóa chất gây ra phản ứng. Dị ứng là do protein hoặc các kháng nguyên peptit được sản xuất tổng hợp mang tính nổi bật trong hệ thống miễn dịch.
2 – DHA đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển mỹ phẩm môi “vượt trội”
Một nghiên cứu mới của ĐH Y khoa Hamamatsu, Nhật Bản (HUSM) phát hiện thấy Axit Docosahexaenoic (DHA) có thể là một thành phần quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm chăm sóc môi hiệu quả, chất lượng cao hơn.
Để có kết luận HUSM đã hợp tác với phòng thí nghiệm của một tập đoàn mỹ phẩm tìm hiểu cấu trúc phân tử của vùng môi, đặc biệt là lập bản đồ môi người bằng phương pháp khối phổ hình ảnh để thu thập thông tin chi tiết về sự phân bố lipid của cấu trúc môi.
Nhờ nghiên cứu này phát hiện ra những mục tiêu chính của mỹ phẩm. “Điều quan trọng là dưới cấu hình phân tử cụ thể trên môi người, khoa học khám phá các thành phần nội tại của mỹ phẩm dành cho môi”.
3- Phương pháp mới dự báo cường độ mùi nước hoa
Các chuyên gia của Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp để dự đoán cường độ mùi, một kỹ năng trước đây phụ thuộc chủ yếu vào kinh nghiệm “ngửi” của những người sản xuất nước hoa.
Cơ sở dữ liệu về đặc điểm khứu giác cho phép các nhà khoa học phát triển một phương pháp có thể dự đoán cường độ mùi dựa trên nồng độ của nguyên liệu làm nước hoa (PRM) có trong một mẫu khí thử nghiệm.
Dữ liệu thu được của thử nghiệm được đánh giá bởi 18 nhà nghiên cứu và nhà sản xuất nước hoa, những người đã cho điểm về cường độ của các mẫu phát ra từ một máy pha loãng hương thơm với các nồng độ khí khác nhau. Dựa trên những đánh giá này, nhóm nghiên cứu đã rút ra được mối quan hệ giữa nồng độ khí và cường độ mùi.
4 – Sản xuất chitosan bền vững và tinh khiết từ côn trùng
Một công ty khởi nghiệp sinh học Singapore hiện đang nuôi ruồi đen hay còn gọi là ruồi lính đen trong trang trại đô thị để tạo ra một loại chitosan bền vững hơn và tinh khiết hơn cho ngành công nghiệp mỹ phẩm. Theo đó, trang trại ruồi đen này được nuôi bằng chất thải thực phẩm nên dự án này được ví là “1 mũi tên trúng nhiều đích”.
Chitosan là loại vật liệu dồi dào, có sẵn để dùng cho ngành mỹ phẩm và nhiều ứng dụng khác. Trong mỹ phẩm, nó có đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn và làm lành vết thương. Ngoài ra, nó có thể tăng cường thẩm thấu vào da.
Chitosan thường có nguồn gốc từ tôm và cua nhưng từ côn trùng thường sạch và bền vững hơn. “Những con ruồi này không phải là loài gây hại và không cắn hay đốt. Chúng có nguồn gốc từ Singapore và không phải là loài xâm lấn, chúng ăn chất thải thực phẩm mà nếu không sẽ bỏ đi rất phí. Những con ruồi trong trang trại, được nuôi trong một căn phòng nhỏ, có thể tiêu thụ khoảng 7,5 tấn chất thải thực phẩm mỗi tháng.”
5 – Không nên ngừng dùng kem chống nắng, ngay cả khi hóa chất ‘có thể ngấm vào máu’
Đó là khuyến cáo của các nhà khoa học Úc dựa trên một nghiên cứu được thực hiện gần đây về “lợi-hại” của kem chống nắng. Sau khi nghiên cứu trên được công bố, nhiều chỉ trích về khuyến cáo này.
Ngay cả nghiên cứu của Cơ quan Quản lý Thực & Dược phẩm Mỹ (FDA) cũng phát hiện thấy những người sử dụng kem chống nắng có thể hấp thụ nhiều hoạt chất hơn vào máu. FDA đã thử nghiệm 6 trong số các thành phần hoạt động chính trong kem chống nắng dạng xịt và bơm. Kết quả cho thấy lượng hóa chất chống nắng trong máu cao, nhưng cũng cần phải có thêm các nghiên cứu an toàn bổ sung.
Các hóa chất được nghiên cứu là avobenzone, oxybenzone, octocrylene, ecamsule, homosalate, octisalate và octinoxate. FDA nhấn mạnh, những phát hiện này không có nghĩa là kem chống nắng không an toàn, chỉ đơn thuần là cần nghiên cứu thêm. FDA hiện sẽ tiến hành nhiều nghiên cứu hơn để xác định mức tối đa các thành phần chống nắng được xem là an toàn khi sử dụng.
Trong khi chờ nghiên cứu thêm, các nhà khoa học Úc khuyến cáo không nên ngừng dùng kem chống nắng, ngay cả khi các chất hóa học ‘có thể ngấm vào máu’ mỗi khi ra ra ngoài trời, kể cả khi nắng to hoặc nắng yếu.