• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Mặt nạ nghệ cho da, giải pháp tự nhiên đơn giản và hiệu quả

BSCKII Lê Vi Anh

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Từ lâu bột nghệ không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng mà còn là cây thuốc quý, tốt cho sức khỏe. Riêng mặt nạ nghệ mang lại nhiều lợi ích kỳ diệu, sản phẩm chăm sóc da tuyệt vời, giúp điều trị mụn trứng cá, giảm nếp nhăn, rạn da và rám nắng.

Xem thêm

Viêm bì cơ bảo vệ bệnh nhân trước dịch COVID-19

Bệnh nhân bị viêm da dị ứng dễ mắc các bệnh tự miễn

Probiotics cải thiện bệnh vảy nến, chất lượng cuộc sống sau 8 tuần

Hướng dẫn sử dụng kem chống nắng lần thứ 16: 2/3 kem chống nắng không đạt chuẩn

Điểm nổi bật của nghệ

Tại Ấn Độ, củ nghệ được xem là đồ gia vị không thể thiếu bởi hương vị đặc biệt, mang lại sự hấp dẫn cho thức ăn mà còn có tác dụng tốt cho sức khỏe. Nghệ hay nghệ nhà, nghệ trồng, khương hoàng (Curcuma longa) là cây thân thảo lâu năm thuộc họ Gừng, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Tamil Nadu, phía đông nam Ấn Độ.

Nghệ được thu hoạch hàng năm để lấy phần củ, và được nhân giống từ một phần trong số củ đó vào mùa sau. Sau đó chúng được nghiền ra thành một loại bột có màu vàng cam sậm mà thường được sử dụng làm gia vị trong ẩm thực Tamil và kể cả các loại cà ri, hoặc để nhuộm màu, tạo màu cho các loại gia vị mù tạc.

Củ nghệ từ lâu đã được coi là phương pháp dưỡng da tuyệt vời, giúp trị mụn trứng cá, làm giảm các dấu hiệu lão hóa (nếp nhăn).

Thành phần hoạt hóa của nghệ là chất curcumin với hương vị hơi cay nóng, hơi đắng, có mùi mù tạc, và ‘mang hương vị của đất’ rất khác biệt. Curcuminoid, trong đó bao gồm curcumin (diferuloylmethane), demethoxycurcumin, và bisdemethoxycurcumin.

Hợp chất được nghiên cứu nhiều nhất là curcumin, tạo thành 3,14% (theo lượng trung bình) bột nghệ. Ngoài ra còn có các loại tinh dầu quan trọng khác như turmerone, atlantone, và zingiberene. Một số thành phần khác là các loại đường, protein và nhựa. Củ nghệ chứa khoảng 5% tinh dầu và đến 5% curcumin, một dạng polyphenol.

Curcumin là tâm điểm thu hút vì tính năng chữa bệnh tiềm tàng với một số các chứng bệnh như ung thư, Alzheimer, tiểu đường, dị ứng, viêm khớp, và các loại bệnh mãn tính khác, đồng thời giúp da chắc khỏe, sáng bóng.

Củ nghệ từ lâu đã được coi là phương pháp dưỡng da tuyệt vời, giúp trị mụn trứng cá, làm giảm các dấu hiệu lão hóa (nếp nhăn), giúp giảm vết rạn da và cũng để loại bỏ sắc tố và sạm da. Nghệ cũng có thể được sử dụng trong mặt nạ khi kết hợp với các thành phần phù hợp khác, tốt cho cả loại da dầu lẫn da khô.

Một số ứng dụng mặt nạ từ nghệ của phụ nữ Ấn Độ

1. Mặt nạ sữa hoa hồng và nghệ (dùng cho da khô)

Nguyên liệu: 1 thìa tinh bột nghệ,1 thìa kem tươi, 2-3 giọt tinh dầu hoa hồng, 1/2 thìa nước hoa hồng

Cách tiến hành: Trộn đều tất cả các nguyên liệu trong một cái bát, đảm bảo nhuyễn không bị vón cục. Hỗn hợp phải mịn, sau khi chuẩn bị xong, lấy một chiếc bàn chải và thoa một lượng lớn hỗn hợp lên mặt và cổ của bạn. Để yên ít nhất 25 phút, rửa mặt bằng nước ấm và nhẹ nhàng thấm khô mặt bằng khăn sạch.

2. Mặt nạ sữa chua đậu xanh và nghệ (dùng cho da nhờn)

Nguyên liệu: 1 thìa bột đậu xanh, 1 thìa sữa chua, 1 thìa bột nghệ, 1/2 thìa nước (để dễ trộn)

Cách tiến hành: Trộn tất cả các nguyên liệu với nhau, nếu quá khô thì thêm nước cho phù hợp. Thoa đều hỗn hợp và dùng cọ thoa đều khắp mặt và cổ, đợi ít nhất 20 phút cho khô. Rửa mặt bằng nước ấm và nhẹ nhàng lau khô mặt.

3. Mặt nạ chanh mật ong và nghệ (dùng để sáng da)

Nguyên liệu: 1 thìa bột nghệ 1 thìa mật ong 1 thìa nước cốt chanh tươi (nhớ bỏ hết hạt)

Cách thực hiện: Trộn tất cả các thành phần với nhau và thoa đều hỗn hợp lên mặt và cổ bằng cọ. Để khô trong vòng 20-30 phút, rửa sạch bằng nước ấm và nhẹ nhàng vỗ nhẹ cho da mặt khô.

4. Mặt nạ dừa và nghệ (dùng cho da mụn)

Thành phần: 1 thìa dầu dừa, 1/4 thìa bột nghệ

Cách thực hiện: Trộn đều tất cả các nguyên liệu, đắp lên mặt và cổ rồi rửa sạch bằng nước ấm sau 20 phút.

5. Mặt nạ cà chua và nghệ (dùng cho da bị rám nắng)

Thành phần: 2 thìa cà phê bột nghệ, 1 thìa cà chua xay nhuyễn và 1/2 thìa sữa chua

Cách tiến hành: Trộn tất cả các thành phần, sau khi thu được hỗn hợp sệt, thoa lên vùng da cần điều trị (bất cứ nơi nào bị rám nắng) và để yên trong 20 phút sau đó rửa sạch bằng nước ấm.

6. Mặt nạ nghệ và mật ong cho quầng thâm mắt

Nguyên liệu: 1 thìa bột nghệ, 1 thìa mật ong và 1/2 thìa sữa chua

Cách thực hiện: Trộn đều tất cả các nguyên liệu, dùng tay thoa nhẹ lên vùng da bị thâm quầng, để khoảng 15-20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.

7. Mặt nạ lòng trắng trứng và nghệ (làm săn chắc da)

Nguyên liệu: 1 lòng trắng trứng gà, 1 thìa bột nghệ, 1/2 thìa dầu ô liu

Cách thực hiện: Trộn đều tất cả các nguyên liệu, thoa đều lên mặt và cổ, để khô trong 25 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.

Tags: BS.CKII Lê Vi Anhchăm sóc dagiảm nếp nhănmặt nạ nghệ
Share348SendSend
Previous Post

10 sai lầm chăm sóc da khiến da dễ sinh mụn và nhạy cảm

Next Post

Bệnh Pellagra

Related Posts

Nổi bật

Bác sĩ của bạn: Chăm sóc da từ độ tuổi nào?

by Quý
13/06/2021
0

Là phụ nữ hay nam giới, ai cũng sợ lão hóa... Quá trình lão hóa có thể phụ thuộc vào...

Read more

Đẹp 9 Khỏe 10: Có nên dùng mỹ phẩm nhiều hãng để chăm sóc da

17/05/2021

Vẩy phấn hồng – căn bệnh chứa đựng nhiều bí ẩn

15/02/2021

Công nghệ Cold Plasma ứng dụng trong điều trị mụn

13/02/2021
Load More
Next Post

Bệnh Pellagra

Bài xem nhiều

Bệnh Da Liễu

Viêm bì cơ bảo vệ bệnh nhân trước dịch COVID-19

by Quý
07/07/2022
0

Theo dữ liệu từ một cơ quan đăng ký hồi cứu - dựa trên phân tích thuần tập được công...

Read more

Viêm bì cơ bảo vệ bệnh nhân trước dịch COVID-19

Bệnh nhân bị viêm da dị ứng dễ mắc các bệnh tự miễn

Probiotics cải thiện bệnh vảy nến, chất lượng cuộc sống sau 8 tuần

Hướng dẫn sử dụng kem chống nắng lần thứ 16: 2/3 kem chống nắng không đạt chuẩn

Hiệu quả của tia UVB dải hẹp trong điều trị bạch biến

Các phương pháp trẻ hóa da hiệu quả, bệnh nhân cũng phải bất ngờ

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM