Khi bị bệnh vảy nến, dân gian còn hay gọi là vẩy nến, ngoài việc dùng thuốc và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu, người bệnh cũng cần chú ý các loại thực phẩm dùng hàng ngày trong thời gian mắc bệnh.
Thói quen ăn uống có thể ảnh hưởng đến tình trạng da của người bệnh vảy nến. Tuy chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh việc hạn chế một số loại thực phẩm hoặc tuân thủ theo chế độ ăn kiêng nhất định sẽ tác động đến bệnh vảy nến, nhưng thức ăn bạn tiêu thụ cũng có một phần tác động giảm kích hoạt, kiểm soát tình trạng bệnh.
Bệnh vảy nến nên kiêng ăn gì?
Với bệnh vảy nến, nó rất quan trọng để tránh các thực phẩm có thể kích hoạt viêm. Viêm và phản ứng của hệ thống miễn dịch có thể dẫn đến bùng phát.
- Thịt đỏ và sữa
Cả thịt đỏ và sữa, đặc biệt là trứng, đều chứa axit béo không bão hòa đa là axit arachidonic. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các sản phẩm phụ của axit arachidonic có thể đóng vai trò tạo ra các tổn thương vảy nến. Thực phẩm cần tránh bao gồm: thịt đỏ – đặc biệt là thịt bò, xúc xích, thịt xông khói và các loại thịt đỏ chế biến khác từ trứng.
- Gluten
Những người bị bệnh vảy nến có khả năng lớn cũng sẽ tăng độ nhạy cảm với gluten. Vì vậy nếu hỏi bệnh vảy nến nên kiêng gì? Một trong các câu trả lời là thực phẩm có chứa gluten, bao gồm như lúa mì, mỳ ống, mạch nha, một số thực phẩm chế biến sẵn và nước sốt nhất định.
- Thực phẩm chế biến
Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chế biến, nhiều calo có thể dẫn đến béo phì, hội chứng chuyển hóa và một loạt các tình trạng sức khỏe mạn tính. Một số điều kiện như những nguyên nhân này gây ra tình trạng viêm mạn tính trong cơ thể có nguy cơ liên kết đến bệnh vảy nến. Do đó nếu được bạn nên hạn chế các món về thịt chế biến, sản phẩm đóng gói sẵn hay bất kỳ thực phẩm chế biến nào có nhiều đường, muối và chất béo.
- Một số loại rau củ
Một số loại rau củ như cà chua, khoai tây, cà tím hay ớt,… được biết có nguy cơ ảnh hưởng đến tiêu hóa và có thể là nguyên nhân gây viêm ở người mắc bệnh vảy nến.
- Rượu
Rượu được cho là một tác nhân gây bệnh vảy nến do tác động theo nhiều cách khác nhau đến hệ thống miễn dịch. Nếu bạn bị bệnh vảy nến, tốt nhất nên uống rượu một cách hạn chế. Trong trường hợp vảy nến nặng đang điều trị methotrexate và acitretin, phải kiêng rượu hoàn toàn.
Bệnh vảy nến nên ăn gì?
Sau khi biết bệnh vảy nến kiêng ăn những gì, bạn cũng không cần quá lo lắng sẽ gặp nhiều khó khăn trong ăn uống. Với bệnh vảy nến, chế độ ăn nhiều thực phẩm chống viêm có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Rau xanh, hoa quả
Hầu như tất cả các chế độ ăn chống viêm đều bao gồm trái cây và rau quả. Trái cây và rau xanh có nhiều chất chống oxy hóa có khả năng làm giảm căng thẳng oxy hóa và viêm. Một chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả được khuyến nghị cho các tình trạng viêm như bệnh vảy nến.
Bạn nên ưu tiên một số loại như bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn, rau bina, quả mọng (việt quất, dâu tây và quả mâm xôi, anh đào, nho và các loại trái cây có vỏ tối màu khác).
- Cá béo
Chế độ ăn nhiều cá béo có thể cung cấp cho cơ thể các omega – 3 chống viêm; các loại cá béo tốt cho sức khỏe bao gồm cá hồi, cá mòi, cá tuyết,…
- Dầu thực vật
Giống như cá béo, một số loại dầu thực vật cũng chứa axit béo chống viêm. Điều quan trọng là tập trung vào các loại dầu có tỷ lệ axit béo omega – 3 và omega – 6 cao hơn như dầu oliu, dầu dừa, dầu hạt lanh,…
Ngoài việc lưu ý bệnh vảy nến không nên ăn gì, bạn cũng cần biết giảm cân là một yếu tố góp phần giảm tải tình trạng của bệnh. Những người thừa cân hoặc béo phì có nhiều khả năng bị bệnh vảy nến hơn, và các triệu chứng của họ có xu hướng tồi tệ hơn. Điều này có thể là do các tế bào mỡ tạo ra một số protein có thể kích hoạt viêm và làm cho tình trạng bệnh xấu đi.
Nếu bị thừa cân, béo phì, bạn có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, tiêu thụ thực phẩm hạn chế đường và tinh bột hoặc chất béo hoặc tuân theo sự kết hợp của các chiến lược ăn kiêng mà bác sĩ da liễu khuyên dùng.
ThS. BS. Trần Ngọc Khánh Nam