• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Nguy cơ nhiễm trùng nặng trên bệnh nhân vảy nến

BSCKI. Dương Phương Chi

Theo một nghiên cứu công bố trên the British Journal of Dermatology, bệnh nhân vảy nến có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng nặng và hiếm cao hơn đáng kể so với dân số chung.

Nghiên cứu được thực hiện bởi tiến sĩ Loft cùng cộng sự tại Bệnh viện Đại học Y Copenhagen. Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân 18 tuổi trở lên, ở tất cảc các thể và mức độ của bệnh vảy nến.

Xem thêm

CME: Tối ưu hóa quản lý bệnh nhân vảy nến thông qua mô hình câu lạc bộ

Đừng xem nhẹ việc thiếu hụt các yếu tố vi lượng

Hình xăm có thể kích hoạt bệnh vảy nến

IGE tăng cao, bệnh dị ứng được chứng minh giúp dự đoán bệnh viêm da giống dị ứng ở bệnh nhân vảy nến sử dụng chất ức chế IL-17A

Tổng cộng có 94.450 bệnh nhân và 566.700 người ở nhóm chứng tham gia từ năm 1997 đến năm 2018.

Trường hợp nhiễm trùng nặng được định nghĩa là những trường hợp cần nhập viện và nhiễm trùng hiếm gặp là những trường hợp nhiễm HIV, TB, HBV và HCV.

Trường hợp nhiễm trùng nặng được định nghĩa là những trường hợp cần nhập viện và nhiễm trùng hiếm gặp là những trường hợp nhiễm HIV, TB, HBV và HCV.

Độ tuổi trung bình của những người tham gia là 52,3 tuổi và hơn một nửa là phụ nữ.

Nhìn chung, tỷ lệ mắc bệnh nhiễm trùng nặng và hiếm gặp ở bệnh nhân mắc bất kỳ thể vảy nến nào là 3.104,9 trên 100.000 người/năm, so với 2.381,1 đối với nhóm chứng, tỉ số nguy cơ (aHR) được điều chỉnh theo giới tính, tuổi, dân tộc, tình trạng kinh tế xã hội, thói quen sử dụng rượu và chỉ số bệnh đi kèm Charlson là 1,29.

Tỷ lệ mắc nhiễm trùng nặng lần lượt là 2.005,1 so với 1.531,8 trên 100.000 người/năm đối với bệnh nhân vảy nến và nhóm chứng.

Kết quả tương tự khi các trường hợp nhiễm trùng nặng và nhiễm trùng hiếm gặp được phân tích riêng biệt.

Khi đánh giá dữ liệu theo mức độ bệnh vảy nến, tỷ lệ mắc bệnh nhiễm trùng nặng và hiếm gặp ở bệnh nhân vảy nến nặng là 3.847,7 trên 100.000 người/năm, so với 2.351,9 trên 100.000 người/năm ở nhóm chứng (aHR, 1,58) và cũng cao hơn ở bệnh nhân mức độ nhẹ.

Sau khi thực hiện nghiên cứu, các tác giả nhận thấy rằng bệnh nhân vảy nến đều bị ảnh hưởng về khả năng miễn dịch nên dễ bị nhiễm trùng hơn.

Ngoài ra, nguy cơ nhiễm trùng cũng có thể xuất phát từ các phương pháp điều trị, hơn là vì mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Nguy cơ nhiễm trùng trên bệnh nhân vảy nến cũng có thể xuất phát từ các phương pháp điều trị, hơn là vì mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Cùng quan điểm với nhóm tác giả, theo tiến sĩ bác sĩ da liễu người Mỹ David Robles, các gene và cytokine tiền viêm liên quan đến bệnh vảy nến đóng vai trò trong điều chỉnh hệ thống miễn dịch và/hoặc hệ vi sinh vật, có thể góp phần vào việc tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Kết quả nghiên cứu bị hạn chế bởi một số yếu tố bao gồm việc thiếu dữ liệu về các yếu tố gây nhiễu như cân nặng, chỉ số cơ thể và tình trạng hút thuốc.

Các hạn chế khác bao gồm sai lệch giám sát tiềm ẩn và đánh giá mức độ nặng bằng việc sử dụng đơn thuốc thay vì dùng chỉ số PASI.

Tuy nhiên, các kết quả đã được củng cố bởi kích thước cỡ mẫu lớn và cho thấy bệnh nhân ở bất kì thể vảy nến nào đều có tỷ lệ nhiễm trùng nặng hoặc hiếm cao hơn so với dân số chung.

Các nhà khoa học cho rằng nghiên cứu về khía cạnh này đặc biệt quan trọng vì nguy cơ nhiễm trùng gia tăng liên quan đến các phương pháp điều trị sinh học và ức chế miễn dịch đối với bệnh vảy nến.

Các bác sĩ lâm sàng bắt buộc phải lưu ý khả năng nhiễm trùng nặng hoặc hiếm gặp để có thể can thiệp sớm hơn.

Nguồn: https://www.mdedge.com/dermatology/article/254652/psoriasis/severe-infections-often-accompany-severe-psoriasis

Tags: bệnh vảy nếnBSCKI Dương Phương ChiNguy cơ nhiễm trùng
Previous Post

5 phút sống khỏe: Sơ cứu làn da bỏng nắng!

Next Post

Cần ít xét nghiệm theo dõi hơn ở trẻ em dùng isotretinoin

Related Posts

Bệnh da tự miễn

IGE tăng cao, bệnh dị ứng được chứng minh giúp dự đoán bệnh viêm da giống dị ứng ở bệnh nhân vảy nến sử dụng chất ức chế IL-17A

by Quý
10/09/2023
0

Theo những phát hiện mới, nồng độ globulin miễn dịch E (IgE) tăng cao và tiền sử bệnh dị ứng có thể dự...

Read more

Bệnh vảy nến có gặp ở trẻ em không?

09/08/2023

Brodalumab hiệu quả trong việc cải thiện tổn thương da cho bệnh nhân mắc bệnh vảy nến

09/08/2023

Sử dụng thuốc bôi thôi có điều trị được vảy nến không?

27/07/2023
Load More
Next Post

Cần ít xét nghiệm theo dõi hơn ở trẻ em dùng isotretinoin

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

by vuong
14/05/2025
0

https://youtu.be/whdRSU8K5Dg 🔥🔥🔥 LỢI ÍCH CỦA VITAMIN C ĐỐI VỚI LÀN DA - THS.BS NGÔ ANH TUẤN - HTV9 🌞🌞🌞 Chương...

Read more

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 15

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status