• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Sản phẩm chăm sóc da giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh trứng cá đỏ ở bệnh nhân bị mụn trứng cá

BS.CKI Dương Phương Chi, Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Theo kết quả của một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Da liễu, việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da hàng ngày có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh trứng cá đỏ ở những bệnh nhân bị mụn trứng cá.

Xem thêm

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Các nghiên cứu đã chỉ ra sự trùng hợp ngẫu nhiên của mụn trứng cá và bệnh trứng cá đỏ gia tăng, nhưng các đặc điểm lâm sàng và nguyên nhân của sự đồng xuất hiện này vẫn chưa được xác định.

Dữ liệu từ 563 bệnh nhân, bao gồm phụ nữ từ 15 đến 50 tuổi bị cả mụn trứng cá và bệnh trứng cá đỏ, đã được phân tích, khảo sát để phân loại và đánh giá mức độ nghiêm trọng của phụ nữ bị mụn trứng cá kết hợp với bệnh trứng cá đỏ.

Tuổi trung bình của các cá nhân được đưa vào nghiên cứu là 23,2 ± 43 tuổi. Tổng cộng, 73,4% bệnh nhân có biểu hiện bệnh trứng cá đỏ dạng hồng ban dãn mạch (ETR- erythematotelangiectatic rosacea), và hơn một nửa số bệnh nhân bị ETR kèm mụn trứng cá nặng.

Tỷ lệ mắc bệnh trứng cá đỏ, đặc biệt là ETR cao hơn được tìm thấy ở những bệnh nhân hiếm khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc da so với những người không sử dụng các sản phẩm chăm sóc da (P = 0,017). Tần suất sử dụng sản phẩm chăm sóc da và trang điểm, tiền sử gia đình và tuổi khởi phát mụn có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh trứng cá đỏ ở những bệnh nhân bị mụn trứng cá (P <0,05).

Bệnh nhân bị mụn trứng cá và tiền sử gia đình mắc bệnh trứng cá đỏ có nguy cơ mắc ETR cao hơn 0,381 lần so với những người không có tiền sử gia đình (P = 0,04). Những bệnh nhân không sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có tỷ lệ mắc ETR kết hợp cao hơn 12,79 lần so với những bệnh nhân có sử dụng (P = 0,014).

Kết quả của nghiên cứu này cho các điều tra viên thấy tỷ lệ trùng hợp của mụn trứng cá và bệnh trứng cá đỏ cũng như tầm quan trọng của các sản phẩm chăm sóc da trong việc ngăn ngừa bệnh trứng cá đỏ đối với những người bị mụn trứng cá. Dạng hồng ban dãn mạch (ETR) cho đến nay là dạng phổ biến nhất của bệnh trứng cá đỏ, tiếp theo là dạng sẩn mụn mủ (22,73%) và dạng phì đại (3,9%).

Các hạn chế đối với nghiên cứu này bao gồm phạm vi nhắm mục tiêu của nó là bệnh nhân bị cả mụn trứng cá và bệnh trứng cá đỏ, cũng như chỉ bao gồm phụ nữ ở phía nam Trung Quốc.

Các tác giả nghiên cứu cảnh báo đối với những bệnh nhân bị mụn trứng cá mà không có tiền sử gia đình mắc trứng cá đỏ, các bác sĩ da liễu nên hướng dẫn bệnh nhân về các tác nhân tiềm ẩn gây bệnh trứng cá đỏ.

Nghiên cứu trong tương lai điều tra tỷ lệ trứng cá đỏ với mụn trứng cá ở các khu vực khác cần được thực hiện. Các nhà nghiên cứu cho rằng các yếu tố di truyền và môi trường ảnh hưởng đến sự khởi phát của bệnh trứng cá đỏ cũng cần được khảo sát.

Tags: bệnh trứng cá đỏBS.CKI Dương Phương Chimụn trứng cásản phẩm chăm sóc da
Share348SendSend
Previous Post

Phát hiện sớm kết hợp corticoid thoa và thuốc kháng histamin hỗ trợ điều trị bệnh da do rệp giường

Next Post

Điều trị bằng tác nhân sinh học, khi nhiễm COVID-19, bệnh nhân vảy nến có nguy cơ nhập viện thấp hơn

Related Posts

Bệnh Da Liễu

Bé gái tuổi vị thành niên bị mụn trứng cá thường sẽ bị béo phì

by Quý
14/02/2023
0

Thêm một khuyến cáo về quản lý cân nặng ở các trẻ em tuổi vị thành niên. Theo kết quả...

Read more

Có nên rửa mặt bằng nước muối?

13/02/2023

Kết hợp baricitinib và corticosteroid tại chỗ trong điều trị viêm da cơ địa

09/02/2023

Cách trị mụn không để lại vết thâm

02/02/2023
Load More
Next Post

Điều trị bằng tác nhân sinh học, khi nhiễm COVID-19, bệnh nhân vảy nến có nguy cơ nhập viện thấp hơn

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

by Quý
27/03/2023
0

Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Phương Thảo, Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y...

Read more

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Làm đẹp da bằng tế bào gốc trôi nổi, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM