• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Điều trị bằng tác nhân sinh học, khi nhiễm COVID-19, bệnh nhân vảy nến có nguy cơ nhập viện thấp hơn

ThS. BS. Lê Minh Châu, Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Xem thêm

Chữa bệnh theo “mẹo”, mang sẹo

Trẻ hóa vùng quanh mắt: Đánh giá toàn diện và lựa chọn sản phẩm phù hợp là chìa khóa của sự hiệu quả

Làm sao khử thâm môi an toàn?

Cách chăm sóc da sau thủ thuật laser

Theo dữ liệu phân tích đăng trên tạp chí Dị ứng và Miễn dịch Lâm sàng, những bệnh nhân vảy nến từ trung bình đến nặng, nhiễm virus gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV-2) hay còn gọi là COVID-19, đang dùng thuốc sinh học có nguy cơ nhập viện vì COVID-19 thấp hơn các bệnh nhân không dùng thuốc sinh học.

Những bệnh nhân vảy nến từ trung bình đến nặng đang dùng thuốc sinh học có nguy cơ nhập viện vì COVID-19 thấp hơn các bệnh nhân không dùng thuốc sinh học.

Số liệu được phân tích trong nghiên cứu này trích xuất từ 2 nguồn là Trung tâm đăng kí dữ liệu toàn cầu về dịch tễ, liệu pháp và kết cục của việc nhiễm COVID-19 trên bệnh nhân Vảy nến (PsoProtect) và Hệ thống đăng kí PsoProtectMe, nơi bệnh nhân tự báo cáo về tình trạng của mình.

PsoProtect cung cấp các dữ liệu về chẩn đoán được báo cáo bởi các bác sĩ lâm sàng về các ca bệnh vảy nến đang nghi ngờ hoặc đã được khẳng định nhiễm COVID-19, còn PsoProtectMe cung cấp các dữ liệu về các hành vi giúp giảm nguy cơ.

Nguồn báo cáo từ các bác sĩ tổng hợp dữ liệu từ 374 bệnh nhân bệnh vảy nến đang nghi ngờ hay đã được khẳng định nhiễm COVID-19 trên 25 quốc gia. Khoảng 71% bệnh nhân trong số này đang dùng thuốc sinh học, 18% dùng thuốc không phải tác nhân sinh học và 10% không dùng đến các liệu pháp toàn thân để điều trị vảy nến. Hầu hết bệnh nhân (93%) đều hồi phục hoàn toàn sau khi nhiễm COVID-19. Có 77 (21%) bệnh nhân nhập viện và 9 (2%) bệnh nhân tử vong.

Nguy cơ nhập viện tăng lên liên quan đến tình trạng lớn tuổi (OR đã hiệu chỉnh đa biến là 1,59 cho mỗi 10 năm với khoảng tin cậy 95% dao động từ 1,19 đến 2,13%), giới tính nam (OR là 2,51 với khoảng tin cậy 95% dao động từ 1,23 đến 5,12), chủng tộc da màu (OR là 3,15 với khoảng tin cậy 95% dao động từ 1,24 đến 8,03) và đang mắc bệnh phổi mạn tính (OR là 3,87 với khoảng tin cậy 95% dao động từ 1,52 đến 9,83).

Dựa vào dữ liệu trên hệ thống đăng kí PsoProtect, các bệnh nhân không dùng liệu pháp sinh học toàn thân thường phải nhập viện hơn các bệnh nhân dùng tác nhân sinh học (OR là 2,84 với khoảng tin cậy 95% dao động từ 1,31 đến 6,18).

Ở hệ thống đăng kí PsoProtectMe có 1626 bệnh nhân đến từ 48 quốc gia tự cung cấp về các dữ liệu của họ. Qua phân tích các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng các bệnh nhân không dùng liệu pháp sinh học toàn thân có tỉ lệ cách li thấp hơn những bệnh nhân đang dùng tác nhân sinh học (OR là 0,68 với khoảng tin cậy 95% dao động từ 0,50 đến 0,94).

Hạn chế của nghiên cứu này là thiếu khả năng khái quát hóa vì chỉ thu thập thông tin từ các bệnh nhân vảy nến mức độ từ trung bình đến nặng và đa số bệnh nhân đều đến từ Tây Ban Nha, Ý và Vương quốc Anh.

Các tác giả nhấn mạnh rằng cần thêm nhiều dữ liệu nữa để khẳng định những nhận định này trước khi khuyến nghị đưa ra bất kì thay đổi nào trong thực hành lâm sàng và cũng cần nghiên cứu thêm về sự khác biệt trong tỉ lệ nhập viện của các loại tác nhân sinh học khác nhau.

Tags: liệu pháp sinh họcnhập viện vì Covid - 19ThS.BS Lê Minh Châuvảy nến
Share348SendSend
Previous Post

Sản phẩm chăm sóc da giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh trứng cá đỏ ở bệnh nhân bị mụn trứng cá

Next Post

Bệnh da vảy cá thông thường

Related Posts

Các Bệnh Da Khác

Góc nhìn của chuyên gia: Dị nguyên trong mỹ phẩm vàcách xác định sản phẩm nào có thể gây dị ứng

by Quý
17/09/2023
0

Các công ty mỹ phẩm liên tục đưa ra những hoạt chất mới vào sản phẩm để cải tiến và...

Read more

Quan điểm về màu da và việc sử dụng các hóa chất làm sáng ở Mỹ

03/09/2023

Công cụ dự đoán tiến triển viêm khớp vảy nến từ bệnh vảy nến, không cần các dấu ấn sinh học ưa thích

31/08/2023

Không đổ mồ hôi dù trời nóng, ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao?

30/08/2023
Load More
Next Post

Bệnh da vảy cá thông thường

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Chữa bệnh theo “mẹo”, mang sẹo

by Quý
25/09/2023
0

Dù đã được cảnh báo nhiều lần, không ít người vẫn nghe lời truyền miệng, tự chữa bệnh theo lối...

Read more

Chữa bệnh theo “mẹo”, mang sẹo

Trẻ hóa vùng quanh mắt: Đánh giá toàn diện và lựa chọn sản phẩm phù hợp là chìa khóa của sự hiệu quả

Làm sao khử thâm môi an toàn?

Cách chăm sóc da sau thủ thuật laser

Laser ND:YAG xung dài hiệu quả trong điều trị mụn cóc phẳng

Điều trị đốm nâu, tàn nhang bằng phối hợp Laser Picosecond

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2023 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2023 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status