Dữ liệu từ nghiên cứu đăng trên Journal of the European Academy of Dermatology & Venerology cho thấy khác với người lớn, nhiều trẻ mắc sẩn teo da (Atrophic Papulosis – AP) thường có triệu chứng về đường ruột và thần kinh.
Các nhà nghiên cứu thuộc trung tâm y tế Dessau ở Đức đã tổng hợp dữ liệu từ nghiên cứu cắt ngang thực hiện tại trung tâm này từ năm 2000 – 2021 để so sánh với dữ liệu từ Bộ dữ liệu đăng ký thông tin bệnh hiếm Châu Âu (European Rare Disease Registry Infrastructure_ERDRI), nền tảng bệnh hiếm Châu Âu (European Platform on Rare Diseases _ EU RD) và REDCap. Nghiên cứu này so sánh đặc điểm và kết cục của các bệnh nhi có tuổi từ 0 đến 17 với các bệnh nhân trưởng thành (trên 17 tuổi).
Nghiên cứu được thực hiện trên 19 bệnh nhi và 77 bệnh nhân trưởng thành mắc AP. Tỷ lệ Nam : Nữ ở 2 nhóm lần lượt là 1,7:1 và 1:2,2 với P=0,01; tuổi khởi phát của 2 nhóm có trung vị là 5 và 38 với P<0,001. Tỷ lệ mắc AP ác tính ở 2 nhóm là 78,9% và 53,3% với P=0,042, tỉ lệ có ảnh hưởng hệ thần kinh là 80% và 53,6% với P=0,005; tỷ lệ có vấn đề về đường tiêu hóa là 73,3% và 58,5%, với P=0,03 và tỷ lệ có triệu chứng về tim mạch là 33,3% và 2,4% với P<0,001.
Tỷ lệ tử vong ở bệnh nhi mắc AP là 31,6% và trẻ chỉ tử vong khi mắc AP ác tính. Trung vị của thời gian sống của bệnh nhi tính từ lúc khởi phát bệnh là 15 tháng (dao động từ 1,7 tháng đến 6 năm). Nguyên nhân tử vong là do ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương (3 trẻ), hệ tiêu hóa (2 trẻ) và 1 trẻ tử vong không rõ nguyên nhân.
Nghiên cứu cho thấy, tử vong ở các bệnh nhân mắc AP ác tính có liên quan đến việc các cơ quan khác bị ảnh hưởng (tỷ số nguy cơ HR là 14,01; khoảng tin cậy 95%; dao động từ 3,78 đến 51,9 với P<0,0001) và đồng thời cũng liên quan đến việc hệ thần kinh trung ương bị tổn thương với HR là 8,43; khoảng tin cậy 95%; dao động từ 2,12 đến 33,48 với P=0,0024.
Hạn chế của nghiên cứu này là cỡ mẫu nhỏ và mất dữ liệu.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng “Nghiên cứu của chúng tôi đưa ra bằng chứng về sự xuất hiện cũng như độ trầm trọng của căn bệnh hiếm nhưng nguy hiểm đến tính mạng này ở bệnh nhi. Thực tế là trẻ em thường mắc AP ác tính hơn người lớn nên bác sĩ nhi khoa (những người thường tiếp cận bệnh nhân đầu tiên khi chỉ mới có các triệu chứng trên da) cần lưu tâm đến điều này.”
Nguồn: https://www.dermatologyadvisor.com/home/topics/general-dermatology/atrophic-papulosis-gi-or-neurological-symptoms-more-common-in-children/