• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

6 CÁCH CHỮA BỆNH VẢY NẾN BẰNG THUỐC NAM

Giấm táo giúp giảm bỏng rát da do bệnh vảy nến

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Vảy nến (hay dân gian còn gọi là vẩy nến) là bệnh do rối loạn miễn dịch và yếu tố di truyền, vì vậy, không có cách điều trị khỏi hẳn bệnh vảy nến. Bên cạnh sử dụng thuốc tây để chữa trị bệnh vảy nến, còn rất nhiều cách chữa bệnh vảy nến bằng thuốc nam.

Xem thêm

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Bệnh vảy nến là một rối loạn tăng sinh tế bào và viêm tạo nên lớp vảy bám chặt trên bề mặt da. Bình thường, các tế bào da cũ chết đi, bong ra và bị thay thế bởi các tế bào mới. Ở người mắc bệnh vảy nến, quá trình này diễn ra nhanh gấp 10 lần bình thường (tăng sinh tế bào da) khiến các tế bào da cũ chưa kịp mất đi đã bị tế bào da mới chồng lên, tạo thành những mảng dày, đỏ, có vảy trắng bạc trên bề mặt da.

Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể như trên da dầu, móng tay, khuỷu tay, đầu gối… Bệnh có thể kéo dài suốt đời hay bộc phát với những đợt riêng lẻ. Tùy mức độ nặng nhẹ mà bệnh có thể ảnh hưởng đến đời sống thường ngày của người bệnh.

Bởi vì nguyên nhân thực sự gây bệnh chưa được làm rõ và bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền, không lây; nên các phương pháp điều trị vảy nến chỉ nhằm giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Dưới đây là một số cách chữa bệnh vảy nến bằng thuốc nam được nhiều người tin dùng:

  1. Lô hội (nha đam)
Gel lô hội có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến

Một trong những cách chữa bệnh vảy nến bằng thuốc nam đơn giản nhất là dùng gel lô hội. Người bệnh có thể sử dụng gel từ lá lô hội như một loại thuốc mỡ bôi ngoài da. Chúng có khả năng làm ẩm da và giảm tấy đỏ, kháng khuẩn.

Người bệnh vảy nến cũng có thể sử dụng kem có chứa lô hội, với nồng độ thường chứa ít nhất 0,5% lô hội nguyên chất sẽ cải thiện được vảy nến mức độ nhẹ và trung bình. Khi sử dụng bôi lâu dài có thể gây đỏ da và khó chịu, do đó người bệnh nên sử dụng 1 vài tuần rồi ngưng và có thể tiếp tục sử dụng lại.

Tuy nhiên, cần lưu ý không dùng viên lô hội vì chúng có thể gây nguy ảnh hưởng tới thận và tiêu hóa trong cơ thể chúng ta.

  1. Muối biển

Những cơn ngứa và vảy da của bệnh vảy nến có thể được giảm bớt bằng cách tắm muối biển. Người bệnh nên ngâm mình trong nước ấm, đã được hòa muối biển trong khoảng 15 phút. Đừng quên bôi kem dưỡng ẩm sau khi ra khỏi bồn tắm.

  1. Giấm táo
Giấm táo giúp giảm bỏng rát da do bệnh vảy nến

Trong các cách chữa bệnh vảy nến bằng thuốc nam, không thể không nhắc đến giấm táo, bởi giấm táo có tính kháng khuẩn giúp loại bỏ các yếu tố gây hại và đồng thời cân bằng độ PH của da.

Khi cảm thấy bỏng rát da, người bệnh có thể pha loãng loại giấm này theo tỉ lệ 1-1 với nước và bôi chúng lên da mỗi tuần vài lần, sau 30 phút nên rửa lại sạch da bằng nước sạch thông thường. Tuy nhiên, không sử dụng giấm táo lên vết thương hở.

  1. Dầu cây chè

Trong dầu cây chè chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng phát triển. Mặc dù lợi ích cụ thể của dầu cây chè với bệnh vảy nến vẫn chưa được chứng minh, nhưng dầu cây chè có khả năng ngăn ngừa ngứa và bong tróc da, đặc biệt ở vùng da đầu, đây đều là các yếu tố có khả năng làm nặng thêm bệnh vảy nến. Tuy nhiên không nên sử dụng quá nhiều và kéo dài bởi vì nó sẽ khiến cho da bạn bị khô.

  1. Bột yến mạch
Bột yến mạch là cách chữa bệnh vảy nến bằng thuốc nam được nhiều người cân nhắc

Mặc dù chưa có nhiều bằng chứng khoa học về tác dụng của yến mạch đối với bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, nhiều người bệnh cho biết họ cảm nhận được những kết quả tích cực sau khi đắp miếng dán bột yến mạch. Người ta thấy rằng trong yến mạch có chứa chất béo như acid béo omega3, omega6 có tác dụng kháng viêm, giảm sưng và phục hồi da tốt.

  1. Nghệ

Nghệ là một trong những thuốc nam có hiệu quả tốt làm giảm các triệu chứng của vảy nến do có khả năng chống viêm mạnh. Đặc biệt là hoạt chất Curcumin có trong nghệ được lựa chọn điều trị trong bệnh vảy nến, an toàn và hiệu quả, do tính chống oxy hóa, giảm cytokine gây viêm và tăng cường hàng rào bảo vệ da. Người bệnh có thể cho nghệ vào món ăn để có kết quả tốt hơn.

Bệnh vảy nến nếu không được điều trị đúng cách có thể làm phát sinh các biến chứng nguy hiểm như: đỏ da toàn thân, vảy nến mủ, viêm khớp, nhiễm trùng da, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và hội chứng chuyển hóa… Do đó, để điều trị bệnh hiệu quả và ngăn ngừa biến chứng, người bệnh cần:

  • Thăm khám bác sĩ da liễu uy tín trước khi áp dụng bất kỳ cách chữa bệnh vảy nến bằng thuốc nam nào
  • Dừng chữa bệnh vảy nến bằng thuốc nam ngay và thông báo với bác sĩ nếu có bất thường
  • Phối hợp giữa phương pháp điều trị và lối sống lành mạnh để có kết quả tốt nhất

ThS. BS. Thái Thanh Yến, Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da

Tags: 6 cách chữa bệnh vảy nến bằng thuốc namkhoa Da liễu - Thẩm mỹ DaThS. BS. Thái Thanh Yếnvảy nến
Share529SendSend
Previous Post

THUỐC CHỮA BỆNH VẢY NẾN NÀO TỐT?

Next Post

BỆNH VẢY NẾN CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?

Related Posts

Các Bệnh Da Khác

Bệnh nhân rụng tóc mảng thường mắc rối loạn lo âu, trầm cảm

by Quý
13/02/2023
0

Qua phân tích, 7% - 17% bệnh nhân mắc rụng tóc từng mảng (AA) cho biết họ bị rối loạn...

Read more

Thưởng Tết Quý Mão 2023 cho nhân viên, các cơ sở y tế trên địa bàn TP.HCM khởi sắc

02/02/2023

Nhiều ca biến chứng do chăm sóc da tại cơ sở không đạt chuẩn

14/01/2023

Lupus ban đỏ dạng đĩa tiến triển thành Lupus ban đỏ hệ thống thể nặng: Một số yếu tố nguy cơ

30/12/2022
Load More
Next Post

BỆNH VẢY NẾN CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

by Quý
27/03/2023
0

Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Phương Thảo, Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y...

Read more

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Làm đẹp da bằng tế bào gốc trôi nổi, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM