Bệnh vảy nến (vẩy nến) có chữa khỏi được không? Hiện tại tuy chưa có phương pháp chữa trị dứt điểm bệnh vẩy nến nhưng đã có nhiều cách giúp giảm bớt triệu chứng bệnh để mang lại chất lượng cuộc sống cao hơn cho bệnh nhân.
Bệnh vảy nến có di truyền không?
Bệnh vảy nến (hay người dân quen gọi là vẩy nến) là một trong những bệnh ngoài da phổ biến, ước tính có khoảng hơn 125 triệu người trên toàn cầu mắc phải chiếm 1 – 2% dân số. Bệnh có khả năng di truyền và không mang tính truyền nhiễm hay dễ hiểu hơn là không lây.
Các nhà khoa học cho rằng bệnh có liên quan giữa yếu tố môi trường và yếu tô gien dẫn đến rối loạn hệ miễn dịch. Cụ thể hệ miễn dịch bị nhầm lẫn và tấn công sai vào các tế bào khỏe mạnh. Có đến ⅓ số người bệnh vảy nến mắc phải tình trạng viêm khớp gọi là viêm khớp vảy nến – cũng do hệ miễn dịch tấn công các khớp.
Bên cạnh yếu tố gien, các nguyên nhân gây bệnh vảy nến phổ biến khác có thể kể đến như căng thẳng, ô nhiễm, da bị tổn thương/nhiễm trùng, uống quá nhiều rượu bia/hút thuốc hoặc do dùng một số loại thuốc,…
Bệnh vảy nến có chữa được không?
Bệnh vảy nến có chữa được không? Đây là câu hỏi của không ít người bệnh. Tuy nhiên hiện tại mục tiêu chính của việc điều trị bệnh vảy nến là giúp giảm viêm, làm sạch tổn thương da và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh; có thể được chia thành ba loại chính: điều trị tại chỗ, liệu pháp ánh sáng và thuốc toàn thân.
- Điều trị tại chỗ
Các loại thuốc thường dung như corticosteroid, ức chế calcineurin, hắc ín, anthralin, retinoids tại chỗ, axit salicylic,… là cách điều trị hiệu quả đối với bệnh vảy nến từ nhẹ đến trung bình. Dưỡng ẩm da cũng là 1 phương pháp giúp hỗ trợ điều trị rất hiệu quả. Ở tình trạng nặng hơn, việc thoa kem có thể cần kết hợp với thuốc uống hoặc liệu pháp ánh sáng. Khi bệnh nặng hơn, phương pháp này có khả năng được kết hợp thêm với thuốc uống hoặc liệu pháp ánh sáng.
- Liệu pháp ánh sáng
Phương pháp này sử dụng tia sáng như tia UVA, UVB để điều trị vảy nến. Các tia tử ngoại (tia UV) sẽ tấn công và gây tổn thương các thông tin di truyền trong DNA trong tế bào, từ đó tiêu diệt các tế bào da ở vùng tổn thương
- Thuốc điều trị toàn thân
Nếu bạn bị bệnh vảy nến nặng hoặc cơ thể không tiếp nhận các hướng điều trị ở trên, có thể dùngến các loại thuốc uống kê toa hoặc thuốc tiêm – được gọi là điều trị toàn thân.
Các thuốc thường được bác sĩ chỉ định bao gồm: methotrexate, cyclosporine, acitretin, sulfasalazine, thuốc ức chế sinh học. Tuy nhiên do nguy cơ gặp phải tác dụng phụ cao nên thuốc cần được theo dõi kiểm soát chặt chẽ và có thể đan xen với các phương pháp trị bệnh khác để mang lại hiệu quả tối ưu.
Bệnh vảy nến có chữa được không với liệu pháp ánh sáng? Thông thường người bệnh sẽ được điều trị bằng cực tím tự nhiên hoặc nhân tạo như tia cực tím nhân tạo A (UVA) hoặc tia cực tím B (UVB); sử dụng độc lập hoặc kết hợp với thuốc.
Cách chăm sóc da khi bị vảy nến
- Giữ ẩm cho da: Lựa chọn kem dưỡng ẩm dựa theo mức độ khô của da, nên chọn loại kem không mùi và nên dùng sau khi vừa tắm xong.
- Tắm nước ấm: Tắm và dành khoảng 15 phút ngâm mình trong nước ấm – không nên dùng nước quá nóng (có thể thêm bột yến mạch hoặc muối biển). Ngoài ra người bệnh vảy nến nên sử dụng xà phòng dịu nhẹ.
- Tắm nắng vừa phải: Tắm nắng 2 – 3 lần trong tuần là một cách tốt giúp làm dịu, cải thiện các tổn thương bệnh vảy nến. Lưu ý: Nên thoa kem chống nắng và không phơi nắng quá nhiều để tránh nguy cơ bỏng nắng khiến da tổn thương hơn.
- Sinh hoạt lành mạnh: Ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc, vận động thể dục thể thao thường xuyên, tuyệt đối không bia rượu/thuốc lá và có tâm lý thoải mái cũng sẽ góp phần cải thiện tình trạng bệnh và chống lại các bệnh nhiễm trùng.
- Không cào gãi, làm trầy xước: bệnh vảy nến có ngứa không? Câu trả lời là có nhưng chỉ gặp ở khoảng 20% bệnh nhân. Nhưng cần hạn chế gãi hết sức có thể để hạn chế xuất hiện thêm tổn thương mới và tránh làm rách/trầy xước vùng da bị vảy nến có thể gây nhiễm trùng.
ThS. BS. Thái Thanh Yến