Vảy nến mủ (VNM) có biểu hiện lâm sàng đa dạng, thương tổn da có thể khu trú hoặc toàn thân. Trong một số trường hợp có rối loạn tổng quát. Tỷ lệ bệnh nhân có sốt, chán ăn, mệt mỏi, tăng bạch cầu, tăng tốc độ lắng máu cao hơn ở nhóm VNM toàn thân so với nhóm VNM khu trú.
Phạm Thị Kim Ngọc*, Lê Thái Vân Thanh*, Văn Thế Trung*
TÓM TẮT
Mở đầu: Vảy nến mủ (VNM) có biểu hiện lâm sàng đa dạng, thương tổn da có thể khu trú hoặc toàn thân. Trong một số trường hợp có rối loạn tổng quát.
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân vảy nến mủ tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh
Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca trong khoảng thời gian từ 10/2017 – 04/2018. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng và xét nghiệm mô học khi cần thiết. Thực hiện các xét nghiệm công thức máu, ion đồ máu, men gan, tốc độ lắng máu.
Kết quả nghiên cứu: Có35 ca VNM được nghiên cứu, bao gồm 31 ca (88,6%) VNM toàn thân và 4 ca (11,4%) VNM khu trú. Tuổi trung bình là 38,4 ± 19,2. Tỷ lệ nữ/nam là 2/1. Các yếu tố thúc đẩy thường gặp là thuốc đông y không rõ nguồn gốc, nhiễm trùng, corticosteroid. Tỷ lệ bệnh nhân có sốt, chán ăn, mệt mỏi, tăng bạch cầu, tăng tốc độ lắng máu cao hơn ở nhóm VNM toàn thân so với nhóm VNM khu trú. Ngoài ra, tình trạng có thương tổn vảy nến mảng cũng liên quan với đỏ da toàn thân, tổn thương móng, lưỡi bản đồ.
Kết luận: VNM biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng đa dạng và khác nhau giữa các thể bệnh. Biểu hiện tổng quát thường gặp hơn ở thể VNM toàn thân. Ngoài ra, có sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng giữa 2 nhóm bệnh nhân vảy nến mủ có hoặc không có vảy nến mảng, gợi ý rằng có sự khác biệt trong cơ chế bệnh sinh của 2 thể bệnh này.
Từ khóa: vảy nến, vảy nến mủ
ABSTRACT
Background: Pustular psoriasis (PP) has diverse clinical manifestations, including localized and generalized types. Patients may have systemic disorders in certain cases.
Objective: To investigate clinical and laboratory characteristics of pustular psoriatic patients at HCMC Hospital of Dermato-Venerology.
Method: Case series of pustular psoriatic patients, from 10/2017 to 04/2018. Diagnosis was mainly based on clinical features. Histopathology examination was done if needed. Patients’ blood samples were also collected and subjected for cell blood count, erythrocyte sedimentation rate (ESR), liver enzymes, albumin and electrolyte plane tests.
Results: A total of 35 patients were included in this study, of whom 88.6% were generalized type (31 cases) and 11.4% (4 cases) were localized type. The mean age of patients was 38.4 ± 19.2 years old and the female/male ratio was 2/1. Some stimulating factors were identified as infections, traditional herbal medicine of unknown origin, corticosteroid. A proportion of generalized pustular psoriatic patients manifesting fever fatigued, appetite loss, leukocytosis and elevated ESR was higher than that of localized patients. Moreover, there were associations between plaque psoriatic condition and erythroderma, psoriatic nail lesions and geographic tongue.
Conclusions: PP manifested various clinical and laboratory features which were different in types of disease. Systemic manifestations were found predominantly in generalized pustular psoriatic patients. Interestingly, we found that the clinical characteristics of pustular psoriatic patients with or without plaque psoriatic lesions were significantly different, suggested the pathogenesis pathway could be different according to the subtypes of pustular psoriatic.
Keywords: psoriasis, pustular psoriasis