Allopurinol đang được sử dụng rộng rãi trong điều trị gout, đồng thời là thuốc hàng đầu gây dị ứng da nặng với tiên lượng xấu. Nghiên cứu khẳng định mối liên hệ rõ rệt giữa HLA-B*58:01 và dị ứng da nặng do allopurinol trên người Việt Nam, gợi ý việc tầm soát alen trước khi dùng allopurinol trên bệnh nhân gout sẽ giúp giảm thiểu biến cố dị ứng nặng do thuốc này gây ra.
Đỗ Duy Anh*, Lê Gia Hoàng Linh**, Đỗ Đức Minh**, Mai Phương Thảo***
Biến thể gen HLA-B*58:01 được báo cáo có khả năng dự đoán tình trạng này. Tuy nhiên độ mạnh của mối liên hệ rất thay đổi, phụ thuộc vào kiểu hình dị ứng và chủng tộc.
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Allopurinol đang được sử dụng rộng rãi trong điều trị gout, đồng thời là thuốc hàng đầu gây dị ứng da nặng với tiên lượng xấu. Biến thể gen HLA-B*58:01 được báo cáo có khả năng dự đoán tình trạng này. Tuy nhiên độ mạnh của mối liên hệ rất thay đổi, phụ thuộc vào kiểu hình dị ứng và chủng tộc.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ mang alen HLA-B*58:01 trên bệnh nhân gout đang điều trị với allopurinol, và mối liên hệ của alen với tình trạng dị ứng da nặng và dị ứng da nhẹ do thuốc này.
Đối tượng – Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả sử dụng kỹ thuật PCR phân tích alen HLA-B*58:01 trong mẫu máu ngoại vi của 158 đối tượng, bao gồm 128 người dung nạp, 7 người dị ứng nhẹ và 7 người dị ứng nặng với allopurinol.
Kết quả: 100% (7/7) trường hợp dị ứng nặng đều mang alen, trong khi tỷ lệ này ở nhóm dung nạp là 7,0% (9/128), OR 188,68 (95% CI 9,99-3562,05; p < 0,001). Không tìm thấy mối liên hệ của alen này với dị ứng da nhẹ.
Kết luận: Nghiên cứu khẳng định mối liên hệ rõ rệt giữa HLA-B*58:01 và dị ứng da nặng do allopurinol trên người Việt Nam, gợi ý việc tầm soát alen trước khi dùng allopurinol trên bệnh nhân gout sẽ giúp giảm thiểu biến cố dị ứng nặng do thuốc này gây ra.
Từ khóa: HLA-B*58:01, allopurinol, gout, dị ứng thuốc, dược di truyền học
ABSTRACT
Background: Allopurinol is widely used as an effective treatment in gout and the leading cause of severe cutaneous adverse drug reactions (SCAR). Recent studies have suggested the potential genetic marker of HLA-B*58:01 for this life-threatening condition. However, this association is variable depending on clinical phenotypes and ethnics.
Objectives: This study investigated: (1) the prevalence of HLA-B*58:01 carrier in a Vietnamese gout patients treated with allopurinol, and (2) the relationship between this allele and allopurinol-induced cutaneous adverse drug reactions, both mild and severe phenotypes.
Materials and methods: Blood samples of158 gout patients included allopurinol-induced SCAR (n=7), allopurinol-induced mild cutaneous reactions (n=23) and allopurinol-tolerant patients (n=128) were analyzed using PCR-SSP technique to detect the allele HLA-B*58:01.
Results: All SCAR patients (100%) carried the HLA-B∗58:01 allele, compared to only 7.0% in the tolerant group, yielding the odds ratio 188.68 (95% CI = 9.99-3562.05; p < 0.001). No association between mild cutaneous reactions and HLA-B*58:01 was established.
Conclusion: A strong association between HLA-B*58:01 and allopurinol-induced SCAR was observed in Vietnamese population, indicating that screening for this allele in gout patients who will be treated with allopurinol would be practically helpful in minimizing the risk of SCAR.
Keywords: HLA-B*58:01, allopurinol, gout, drug hypersensitivity, pharmacogenomics