Làm đẹp an toàn là mục tiêu tối thượng khi các khách hàng yêu quý tìm đến bất kỳ cơ sở làm đẹp, chăm sóc da, thẩm mỹ da… Các phương pháp làm đẹp như lấy máu tự thân xâm lấn có thể lây lan các bệnh truyền nhiễm từ máu như HIV, viêm gan B và viêm gan C nếu các cơ sở làm đẹp không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật đặc biệt là các công tác vô trùng như kim tiêm nhiễm bẩn, môi trường thực hiện các thủ thuật bị nhiễm bẩn.
Cơ quan chức năng Mexico đã tiến hành đóng cửa, kiểm tra các spa khi báo cáo 2 ca lây nhiễm HIV từ các cơ sở làm đẹp.
Báo Giáo dục Thời đại và VTCnews đưa tin, phương pháp làm đẹp da mà hai cô gái sử dụng là lấy máu tự thân xâm lấn sâu vào da bằng kim tiêm ở tiệm spa.
Mới đây, sau một cuộc kiểm tra, các quan chức phát hiện một tiệm spa ở Albuquerque, New Mexico thực hiện các phương pháp làm đẹp có thể lây lan các bệnh truyền nhiễm từ máu như HIV, viêm gan B và viêm gan C.
Không rõ chính xác phương pháp điều trị cụ thể nào có thể dẫn đến bệnh nhưng các quan chức đã bắt đầu yêu cầu spa đóng cửa để tiến hành điều tra.
Sau đó, Bộ Y tế New Mexico (NMDOH) xác nhận rằng hai khách hàng của spa này đã nhiễm virus HIV với các tế bào giống nhau sau khi sử dụng dịch vụ ‘mặt nạ ma cà rồng’. Đây là phương pháp làm đẹp đắt đỏ đến từ máu.
Mặc dù HIV thường lây truyền qua đường tình dục, nhưng nó cũng có thể lây truyền qua việc dùng chung kim tiêm nhiễm bẩn.
Người sử dụng dịch vụ “mặt nạ ma cà rồng” có thể bị truyền nhiễm các bệnh lây qua đường máu, nhất là HIV.
Được biết 2 khách hàng này đến đây du lịch và không hề biết chất lượng spa này như thế nào. Sau khi sử dụng dịch vụ làm đẹp bằng máu họ cũng không nhận ra những mũi tiêm được sử dụng tại đây không sạch sẽ.
Sau sự việc đáng tiếc xảy ra, cơ quan chức năng đưa ra thông báo: “Những khách hàng đã sử dụng liệu pháp ‘mặt nạ ma cà rồng’ có thể đến trung tâm sức khỏe địa phương để được xét nghiệm miễn phí”, đồng thời tiệm spa nói trên đã bị thu hồi giấy phép và buộc phải đóng cửa.
“Mặt nạ ma cà rồng” là gì?
Bản chất của phương pháp làm đẹp da bằng máu tự thân là lấy máu tự thân tái tạo vết thương như tiểu cầu, sau đó tiêm, bôi lên khuôn mặt, giúp da dẻ hồng hào, căng mịn.
Đây là một liệu pháp có tên tiếng Anh là “Platelet Rich Plasma” (viết tắt: PRP). Các bác sĩ sẽ rút ra khoảng 30ml máu trong cơ thể khách hàng, sau đó cho vào thiết bị ly tâm chuyên dụng để có được dung dịch huyết tương chứa khối lượng tiểu cầu nhiều gấp 3-7 lần máu bình thường.
Đây chính là huyết tương đã được làm giàu tiểu cầu, theo các nghiên cứu, huyết tương có chứa nhiều chất dinh dưỡng để tái tạo và hồi phục da.
Khi sử dụng, PRP có thể được pha một số chất khác, ví dụ như các vitamin, fillers, collagen, v.v… Nó được đưa vào các vùng cơ thể bằng các dụng cụ như kim tiêm hoặc kim lăn.
Các dụng cụ xâm lấn da không được đảm bảo vệ sinh và khử trùng dễ là nguồn lây lan các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Các kỹ thuật viên sử dụng cây bút chứa 25 đầu kim nhỏ để đưa huyết tương vào toàn bộ da mặt của khách hàng, khiến nó rỉ máu. Chính vì thế, kỹ thuật này có tên gọi là “mặt nạ ma cà rồng”.
Các chuyên gia cho biết họ rất lo lắng về cách các spa lưu trữ, xử lý kim tiêm: “Điều này thực sự có liên quan, nếu kim tiêm không được xử lý một cách thích hợp, bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng máu cao hơn”.
Phương pháp làm đẹp tại spa có thể gây ra các bệnh truyền nhiễm từ máu
Các phương pháp sử dụng kim để truyền huyết tương vào bề mặt da thường yêu cầu các thiết bị sử dụng phải thật sạch sẽ. Các chuyên gia đều khuyên rằng những ai muốn trị liệu các phương pháp xâm lấn vào sâu trong da phải chọn nơi uy tín và có giấy phép hoạt động, đồng thời những đầu kim phải còn mới và được xác nhận (bằng cách bóc seal sản phẩm với sự chứng kiến của khách hàng) trước khi tiến hành điều trị.
Những đầu kim này lúc sử dụng xong phải được tiêu hủy và loại bỏ một cách an toàn, tuyệt đối không được sử dụng lại. Không những thế, các trang thiết bị và đồ bảo hộ cũng phải được tẩy rửa và diệt khuẩn thường xuyên để đảm bảo môi trường vô trùng.
☘An toàn, một trong những yếu tố quan trọng để khách hàng lựa chọn cơ sở làm đẹp. ☘Bất kể một thủ thuật làm đẹp nào trên da, dù là lăn kim (kỹ thuật ít xâm lấn nhất) nếu kỹ thuật trong lúc thực hiện không vô trùng hay sát khuẩn không đúng cách sẽ có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, để lại những sẹo xấu, khó điều trị, nghiêm trọng hơn là viêm nhiễm, hoại tử, mắc các bệnh truyền nhiễm và thậm chí tử vong… Trong khuôn khổ Hội nghị Kiểm soát Nhiễm khuẩn Châu Á – Thái Bình Dương (APSIC) lần thứ 9 tại Đà Nẵng, BV. Đại học Y Dược TP.HCM đã vinh dự nhận giải thưởng ‘Trung tâm CSSD xuất sắc’ đầu tiên tại Việt Nam. “CSSD – Center of Excellence” (CSSD – Trung tâm Xuất sắc) tôn vinh các bệnh viện trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương thật sự xuất sắc trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ khử khuẩn – tiệt khuẩn các loại dụng cụ y tế, đồ vải y tế tái sử dụng. Giải thưởng này được tổ chức APSIC triển khai từ năm 2013. Tính đến năm 2018 đã có tổng cộng 23 bệnh viện trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đạt giải. BV. ĐH Y Dược TP.HCM là bệnh viện Việt Nam đầu tiên nhận được chứng nhận này. TS BS. Huỳnh Minh Tuấn – Trưởng khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn, BV. ĐH Y Dược cho biết, một trung tâm CSSD đạt chất lượng sẽ cung cấp đến người bệnh dịch vụ về dụng cụ, đồ vải, đặc biệt là dụng cụ phẫu thuật, đồ vải phẫu thuật, dụng cụ nội soi chẩn đoán đạt tiêu chuẩn về độ vô khuẩn và chức năng. CSSD là đơn vị cung cấp dịch vụ khử khuẩn – tiệt khuẩn các loại dụng cụ y tế, đồ vải y tế tái sử dụng trong bệnh viện. Tùy theo loại và tính chất từng nhóm dụng cụ, đồ vải mà sẽ có phương pháp thích hợp, đảm bảo dụng cụ, đồ vải được vô khuẩn đến khi sử dụng cho người bệnh, ngăn ngừa sự lây lan của vi sinh vật từ dụng cụ, đồ vải sang người bệnh, môi trường nhằm kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện. Nhiễm khuẩn bệnh viện là một trong số những nguyên nhân đe dọa đến sức khỏe của người bệnh. Theo CDC (Cơ quan Kiểm soát Dịch bệnh Hoa kỳ), hàng năm trên thế giới có khoảng 2 triệu người mắc nhiễm khuẩn bệnh viện làm 90.000 người tử vong.
|