• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Những hậu quả khi lăn kim chữa mụn sai cách

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Lăn kim chữa mụn sai cách có thể dẫn đến những biến chứng như da nổi mụn, sưng đỏ, nhiễm khuẩn, hoặc nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.

Xem thêm

Việc cần làm bảo vệ làn da khi tận hưởng những ngày Tết

Có nên cấy phấn để da trắng hồng?

Da khỏe, đẹp ngày tết

Bác sĩ của bạn: Viêm da quanh móng

Ngày 29/8, bác sĩ Tạ Quốc Hưng, Khoa Da liễu – Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, cho biết lăn kim là phương pháp phổ biến, được sử dụng để điều trị các tình trạng da khác nhau.

Ảnh minh họa

Đầu tiên, bác sĩ bôi thuốc tê vùng điều trị để giúp giảm đau, sau đó sử dụng nhiều kim nhỏ, vô trùng và lăn trên bề mặt da, tạo ra các thương tổn nhỏ, sâu tới lớp bì của da, kích thích tái tạo, trẻ hóa da.

Thời gian thực hiện khoảng 45 phút tới một giờ cho mỗi lần lăn. Các dấu chân kim rất nhỏ nên sẽ rất khó nhận thấy sau khi làm thủ thuật. Cuối cùng, bác sĩ thoa các dưỡng chất có yếu tố tăng trưởng hoặc hoạt chất trị liệu làm dịu da.

Lăn kim cải thiện các vấn đề như nếp nhăn nhỏ, sẹo, mụn, rụng tóc, tăng sắc tố da, rạn da, trứng cá đỏ, da chùng nhão sau giảm cân hay hút mỡ. Ngoài ra, lăn kim còn có thể dùng cho mục đích dẫn thuốc vào trong da như vitamin C hay tretinoin thoa, giúp thuốc phát huy tác dụng tốt hơn, theo bác sĩ Hưng.

Trường hợp có thể thực hiện lăn kim là làn da có mụn ẩn, mụn trứng cá ở mức độ nhẹ. Làn da đang bị thâm, lỗ chân lông to, sẹo rỗ… có dấu hiệu lão hóa như vết nhăn, nám, tàn nhang, đốm nâu hoặc có các vết rạn teo da có thể lăn kim để cải thiện.

Đối với làn da mỏng, yếu, nhạy cảm dễ kích ứng hoặc đang bị nhiễm corticoid không nên lăn kim, tránh kích ứng, xuất hiện các mụn nước, mụn mủ. Da đang bị viêm nhiễm dễ phát tán vi khuẩn sang các vùng da lân cận, hoặc có thể lây nhiễm thêm các vi khuẩn ở những vùng da bên cạnh vào vùng da bệnh khiến phản ứng viêm mạnh hơn, gây sẹo rỗ.

Trường hợp mắc một số tình trạng da nhất định, như bệnh vảy nến hoặc bệnh chàm, các bệnh lý tự miễn, rối loạn đông máu, tình trạng nhiễm trùng toàn thân không nên lăn kim.

Khi da có vết thương hở, không thể thoa tê, dễ gây bội nhiễm hoặc chảy máu vết thương. Người có tiền sử sẹo lồi không lăn kim, có thể kích hoạt gây sẹo lồi tại vùng điều trị.

Các biến chứng có thể gặp do lăn kim sai cách như tình trạng mụn tồi tệ hơn, mụn lây lan khắp mặt. Da bị ngứa, nổi mẩn, sưng đỏ, gây ngứa, sần da, nhiễm khuẩn. Lăn kim sai cách cũng khiến da sạm, tăng sắc tố, rám má vì các đầu kim lăn thường sắc nhọn.

“Nếu người thực hiện lăn kim không nắm chắc kỹ thuật thì có thể tạo thành các thương tổn sâu, gây tăng sắc tố sau viêm”, bác sĩ nói, thêm rằng sử dụng đầu kim không đảm bảo vô khuẩn còn dẫn đến nguy cơ lây nhiễm bệnh, như mụn rộp (Herpes), HIV/AIDS, hoặc các bệnh truyền nhiễm khác.

Chăm sóc da sau lăn kim không đúng cũng gây nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Không bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời (sau khi lăn kim) khiến da đen sạm, thâm nám.

Do đó, người dân nên chọn cơ sở, trung tâm lăn kim uy tín, có bác sĩ chuyên môn hành nghề. Không tự ý lăn kim tại nhà, không nên quá nôn nóng lăn kim liên tục khi da chưa thật sự lành hẳn. Tuân theo đúng hướng dẫn của bác sĩ da liễu sau lăn kim.

https://vnexpress.net/nhung-hau-qua-khi-lan-kim-chua-mun-sai-cach-4504078.html

Tags: BS Tạ Quốc Hưnglăn kimsẹo rỗ do lăn kimtrẻ hóa da
Share348SendSend
Previous Post

Để mụn không còn là nỗi ám ảnh

Next Post

Sử dụng Retinol, Tretinoin an toàn, hiệu quả

Related Posts

Bệnh Da Liễu

Thuốc 5-Fluorouracil thoa: Liệu pháp điều trị bạch biến đầy hứa hẹn

by Quý
24/11/2022
0

Nghiên cứu mới cho thấy rằng thuốc thoa 5-FU có thể là liệu pháp điều trị bạch biến tiết kiệm...

Read more

Sử dụng Retinol, Tretinoin an toàn, hiệu quả

29/08/2022

Xài thuốc nhuộm tóc không nguồn gốc, tróc da đầu như chơi

18/08/2022

Tác hại khôn lường khi trẻ hóa làn da không đúng cách

09/08/2022
Load More
Next Post

Sử dụng Retinol, Tretinoin an toàn, hiệu quả

Bài xem nhiều

Nổi bật

Việc cần làm bảo vệ làn da khi tận hưởng những ngày Tết

by Quý
21/01/2023
0

Trong kỳ nghỉ Tết, chế độ sinh hoạt, ăn uống thay đổi gây ảnh hưởng đến sức khỏe làn da....

Read more

Việc cần làm bảo vệ làn da khi tận hưởng những ngày Tết

Có nên cấy phấn để da trắng hồng?

Da khỏe, đẹp ngày tết

Bác sĩ của bạn: Viêm da quanh móng

Mặt bị chảy mủ, nhiễm trùng sau khi tiêm filler

Bị biến chứng nghiêm trọng vì xăm môi ở cơ sở thiếu uy tín

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM