• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Ba vaccine mRNA phòng ngừa HIV sắp được đưa vào thử nghiệm

ThS. BS Lê Minh Châu

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Viện Quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền Nhiễm Hoa Kỳ tuyên bố sẽ khởi đầu pha 1 thử nghiệm lâm sàng của 3 vaccine mRNA phòng ngừa HIV.

Xem thêm

Làm sao khử thâm môi an toàn?

Cách chăm sóc da sau thủ thuật laser

Laser ND:YAG xung dài hiệu quả trong điều trị mụn cóc phẳng

Điều trị đốm nâu, tàn nhang bằng phối hợp Laser Picosecond

Viện Quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền Nhiễm Hoa Kỳ sẽ khởi đầu pha 1 thử nghiệm lâm sàng của 3 vaccine mRNA ngừa HIV. Ảnh minh họa.

Nghiên cứu sẽ được thực hiện bởi Hệ thống Thử nghiệm Vaccine HIV do NIAID tài trợ với trụ sở đặt tại Trung tâm Nghiên cứu Ung Thư Fred Hutchinson, Seattle (Mỹ).

Bác sĩ Anthony S. Fauci, giám đốc NIAID, thông tin rằng “Hiệu quả cao và an toàn vaccine COVID-19 là dấu hiệu tốt để chúng ta tiếp tục tìm tòi, ứng dụng công nghệ mRNA vào vaccine phòng chống HIV.”  

Theo NIH, cơ chế của 2 vaccine COVID-19 dựa trên công nghệ mRNA (Pfizer-BioNTech và Moderna) là cung cấp mảnh vật liệu di truyền vào cơ thể để huấn luyện hệ miễn dịch nhận biết tác nhân gây bệnh và tập cơ thể chống lại chúng.

Thử nghiệm HVTN 302 sẽ đánh giá xem liệu 3 vaccine HIV mang tên BG505 MD39.3 mRNA, BG505 MD39.3 gp151 mRNA và BG505 MD39.3 gp151 CD4KO mRNA có an toàn và kích hoạt được đáp ứng miễn dịch hay không?

Vaccine được tổng hợp để đưa protein gai trên bề mặt của virus HIV vào cơ thể và vật chất này không gây nhiễm HIV.

Thử nghiệm HVTN 302 sẽ được thực hiện bởi bác sĩ Jesse Clark, nghiên cứu viên về HIV của Đại học California, Los Angeles và bác sĩ Sharon Riddler, phó trưởng phòng nghiên cứu Đại học Pittsburgh. Đối tượng tham gia nghiên cứu sẽ là những người trưởng thành ở độ tuổi từ 18 đến 55, sống tại 11 thành phố sau của Mỹ (Birmingham, Alabama; Boston; Los Angeles; New York; Philadelphia; Pittsburgh; Rochester, New York và Seattle).

Các nhà nghiên cứu sẽ chia ngẫu nhiên những người này thành 6 nhóm, mỗi nhóm sẽ được chích 3 liều của 1 loại vaccine. Ba (3) nhóm đầu (mỗi nhóm 18 người) sẽ được tiêm bắp 100 µg vaccine mũi đầu vào thời điểm tham gia nghiên cứu, mũi 2 sau đó 2 tháng và mũi 3 sau mũi 2 6 tháng. Nhóm nghiên cứu sẽ theo dõi những người này trong 2 tuần sau chích mũi 1 để xem liều vaccine 100 µg có an toàn hay không? Nếu liều này an toàn, 3 nhóm còn lại sẽ chích cùng phác đồ như trên nhưng với liều là 250 µg.

Thử nghiệm này dự kiến sẽ hoàn tất vào tháng 7 năm 2023.

Ý kiến chuyên gia

Bác sĩ Paul A. Volberding

Sự thành công vượt trội của vaccine ứng dụng công nghệ mRNA trong phòng chống COVID-19 đã cho thấy tiềm năng của công nghệ này trong điều chế các loại vaccine chống lại những virus gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch (trong đó có virus HIV).

Sự truyền tải tín hiệu miễn dịch dễ dàng bằng mRNA có thể giúp chúng ta đạt được điều mong ước bấy lâu nay đó là cải thiện đáp ứng miễn dịch. Đây thật sự là một thử nghiệm đáng mong chờ.

Tags: covid-19HIVThS.BS Lê Minh Châuvaccine mRNA
Share348SendSend
Previous Post

Gia đình siêu khỏe: Nắng nóng và tia cực tím

Next Post

Nhiễm COVID-19 tăng nguy cơ các bệnh da tự miễn và bệnh mạch máu

Related Posts

Các Bệnh Da Khác

Góc nhìn của chuyên gia: Dị nguyên trong mỹ phẩm vàcách xác định sản phẩm nào có thể gây dị ứng

by Quý
17/09/2023
0

Các công ty mỹ phẩm liên tục đưa ra những hoạt chất mới vào sản phẩm để cải tiến và...

Read more

Quan điểm về màu da và việc sử dụng các hóa chất làm sáng ở Mỹ

03/09/2023

Không đổ mồ hôi dù trời nóng, ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao?

30/08/2023

Bệnh nhân rụng tóc từng vùng nặng không tái mọc tóc có thể đáp ứng với tăng liều Baricitinib

25/08/2023
Load More
Next Post

Nhiễm COVID-19 tăng nguy cơ các bệnh da tự miễn và bệnh mạch máu

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Làm sao khử thâm môi an toàn?

by Quý
22/09/2023
0

Không nên khử thâm môi bằng cách đốt laser CO2, môi bệnh nhân vẫn thâm mà còn để lại chi...

Read more

Làm sao khử thâm môi an toàn?

Cách chăm sóc da sau thủ thuật laser

Laser ND:YAG xung dài hiệu quả trong điều trị mụn cóc phẳng

Điều trị đốm nâu, tàn nhang bằng phối hợp Laser Picosecond

Góc nhìn của chuyên gia: Dị nguyên trong mỹ phẩm vàcách xác định sản phẩm nào có thể gây dị ứng

Mưng mủ, nhiễm trùng nách sau thủ thuật triệt lông

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2023 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2023 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status