• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Bệnh lang ben có thuốc đặc trị nào hiệu quả

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Lang ben là bệnh nấm liên quan đến da khá phổ biến và gây mất thẩm mỹ cho da. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ về thuốc đặc trị lang ben.

Xem thêm

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Bệnh lang ben có thuốc đặc trị nào hiệu quả không?
Dầu gội kháng nấm, thuốc bôi và uống có hiệu quả trong việc tiêu diệt nấm gây bệnh lang beng, nhưng có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để làn da của bạn trở lại màu bình thường.

Trong điều trị lang ben tùy theo tình trạng bệnh trên da mà các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại thuốc khác nhau:

Thuốc kháng nấm bôi tại chỗ

Thuốc điều trị lang ben bôi có ketoconazol (1- 2%) hoặc selenium sulfid (2,5%). Thuốc này người bệnh sẽ bôi trực tiếp lên vùng da bị lang ben và lan rộng ra vùng da xung quanh thương tổn. Loại thuốc này sử dụng 2 lần/ ngày trong vòng 2 – 4 tuần để đạt được kết quả điều trị tốt.

Bôi thuốc gì hết lang ben hiệu quả nhanh
Trị lang beng bằng thuốc kháng nấm bôi tại chỗ

Sử dụng dầu gội đầu điều trị lang ben vùng da đầu

Một phương pháp trị lang ben đầu tiên được các bác sĩ khuyên dùng là sử dụng dầu gội trị nấm. Một số dầu gội được khuyên dùng có chứa hoạt chất là ketoconazole hoặc selenium sulfide. Dầu gội này có thể mua được ở các hiệu thuốc.

Khi sử dụng dầu gội bạn cho lên tay tạo bọt, sau đó thoa lên vùng da bị ảnh hưởng, rồi để khoảng 5 – 10 phút mới rửa sạch. Sử dụng khoảng 5 – 7 ngày.

Sử dụng dầu gội để trị lang ben vùng da đầu
Sử dụng dầu gội đầu điều trị lang ben vùng da đầu

Khi sử dụng thuốc dầu gội này có thể gặp một số vấn đề như khô da hoặc kích ứng, đặc biệt là selenium sulfide.

Thuốc uống kháng nấm

Nếu bệnh lang ben phát triển trên vùng da lớn, các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, bác sĩ có thể kê toa thuốc uống kháng nấm như Itraconazol, Fluconazol.

Tác dụng phụ của những viên thuốc này mà người sử dụng có thể gặp là phát ban da, đau bụng. Đặc biệt một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến gan, thận vì vậy cần được xét nghiệm, chẩn đoán cẩn thận và chỉ được dùng khi có chỉ định của Bác sĩ.

Điều trị dự phòng

Với những người thường xuyên bị tái phát, có thể sử dụng dầu gội Ketoconazole hoặc selenium sulfide (năm đến mười phút), trong khoảng một đến bốn lần mỗi tháng.

Điều trị bằng thuốc kháng nấm đôi khi cần được chỉ định sử dụng hàng tháng như một biện pháp phòng ngừa ở những người thường xuyên tái phát.

Nhìn chung, dầu gội kháng nấm, thuốc bôi và uống có hiệu quả trong việc tiêu diệt nấm gây bệnh lang ben. Nhưng có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để làn da của bạn trở lại màu bình thường. Trong một số trường hợp có thể lâu hơn và phải điều trị dài ngày, nên mọi người cần phải kiên trì.

Hy vọng với những chia sẻ trên mọi người sẽ biết về các loại thuốc đặc trị lang ben và hiểu hơn về những cách điều trị để yên tâm.

BS.CKI Thạch Văn Toàn

Tags: dầu gội đầu điều trị lang bengthuốc đặc trị lang bengthuốc trị lang bengthuốc uống kháng nấm
Share348SendSend
Previous Post

Bệnh lang ben: nguyên nhân triệu chứng và cách trị hiệu quả

Next Post

Mẹo dùng dầu dừa, mướp đắng, yến mạch, mật ong trị mụn ẩn

Related Posts

No Content Available
Load More
Next Post

Mẹo dùng dầu dừa, mướp đắng, yến mạch, mật ong trị mụn ẩn

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

by Quý
27/03/2023
0

Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Phương Thảo, Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y...

Read more

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Làm đẹp da bằng tế bào gốc trôi nổi, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM