• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Bệnh lang ben: nguyên nhân triệu chứng và cách trị hiệu quả

Lang ben là một bệnh nhiễm nấm phổ biến, khiến cho một số vùng da bị đổi màu và bong tróc. Mọi người hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả.

Xem thêm

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 15

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Các triệu chứng của bệnh lang ben

Dưới đây là những triệu chứng của bệnh lang ben mà người mắc bệnh có thể gặp phải:

Cơ thể xuất hiện các vùng da tối hoặc nhạt màu hơn bình thường, hoặc có thể đổi màu nâu, đỏ hoặc hồng. Vùng da này có thể lan ra thành mảng lớn hơn theo thời gian.

Các vùng da thường bị lang ben: lưng, ngực, phần trên của cánh tay, cổ và bụng.

Đôi khi người mắc phải cảm thấy ngứa ở vùng da bị lang ben.

Nguyên nhân gây lang ben

Bệnh lang ben gây ra do chủng nấm Malassezia. Loại nấm men này có trên da của hơn 90% người trưởng thành và thường sống “hoà bình” trên cơ thể mà không gây ra bất kỳ vấn đề nào.

Khi nấm men này gặp điều kiện thuận lợi, phát triển quá mức mới gây ra bệnh lang ben. Dưới đây là một số yếu tố có thể kích hoạt sự tăng trưởng của nấm men này:

  • Thời tiết nóng ẩm
  • Da nhiều dầu nhờn
  • Thay đổi nội tiết
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Cơ thể bị đổ mồ hôi nhiều
  • Bôi kem quá dày hoặc mặc quần áo quá chật khiến cho làn da của bạn không thể “thở”.
  • Thanh thiếu niên thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những nhóm người ở độ tuổi khác.

Chuẩn đoán bệnh lang ben

Bạn sĩ có thể chuẩn đoán được bệnh lang ben bằng cách quan sát làn da. Để đảm bảo chính xác bác sĩ sẽ cạo da từ vùng nhiễm bệnh và xem chúng dưới kính hiển vi.

Cơ thể xuất hiện các vùng da tối hoặc nhạt màu hơn bình thường, hoặc có thể đổi màu nâu, đỏ hoặc hồng. Vùng da này có thể lan ra thành mảng lớn hơn theo thời gian.

Điều trị bệnh lang ben

Đối với tình trạng lang ben nhẹ có thể thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà. Có thể sử dụng các loại kem, thuốc mỡ hoặc dầu gội không cần kê đơn như:

  • Kem Clotrimazole (Lotrimin AF)
  • Kem Miconazole (Micaderm)
  • Selenium sulfide (Selsun Blue) 1 phần trăm kem dưỡng da
  • Kem hoặc gel Terbinafine (Lamisil AT)
  • Xà phòng có chứa kẽm pyrithione

Lưu ý khi thoa kem, thuốc mỡ bạn phải rửa sạch và làm khô vùng bị ảnh hưởng, sau đó mới thoa một lớp mỏng lên. Thường bạn sẽ thoa 1 – 2 lần/ ngày trong ít nhất 2 tuần để đạt được hiệu quả điều trị tốt.

Còn nếu bạn đang sử dụng dầu gội, hãy để dầu trên da khoảng 5 – 10 phút, sau đó mới xả sạch. Nếu bạn không thấy sự cải thiện của lang ben sau bốn tuần sử dụng các loại thuốc trên, hãy đi khám bác sĩ, bạn có thể cần một loại thuốc mạnh hơn.

Nếu tình trạng lang ben nặng nề, không đáp ứng với các loại thuốc trên, bạn có thể cần các loại thuốc theo toa do bác sĩ kê. Các loại thuốc này có thể thoa hoặc uống:

  • Kem, gel hoặc dầu gội Ketoconazole (Ketoconazole, Nizoral,…)
  • Kem, gel hoặc dầu gội Ciclopirox (Loprox)
  • Dạng viên hoặc dung dịch uống Fluconazole (Diflucan)
  • Dạng viên nang hoặc dung dịch uống Itraconazole (Onmel, Sporanox)
  • Kem hoặc dầu gội Selenium sulfide (Selsun) 2,5 %

Ngay cả sau khi điều trị thành công, màu da của bạn có thể mất vài tuần hoặc thậm chí vài tháng để quay trở về màu da bình thường. Ngoài ra, nhiễm trùng có thể trở lại trong thời tiết nóng ẩm nên mọi người cần phải kiên trì trong quá trình điều trị.

Phòng ngừa

Để giúp ngăn ngừa bệnh lang ben quay trở lại, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc để cho người bệnh sử dụng một hoặc hai lần một tháng như:

  • Kem hoặc dầu gội selenium sulfide (Selsun) 2,5 phần trăm
  • Kem, gel hoặc dầu gội Ketoconazole
  • Viên hoặc dung dịch uống Itraconazole (Onmel, Sporanox)
  • Viên hoặc dung dịch uống Fluconazole (Diflucan)

Một số người bị lang ben cũng có thể cần sử dụng các loại thuốc này trong những ngày tháng thời tiết ẩm ướt.

Khi nào nên khám bác sĩ

Bạn nên đi gặp bác sĩ da liễu nếu:

  • Khi có phát ban da nghi ngờ lang ben
  • Làn da thường bị nhiễm nấm trở lại
  • Các mảng da bị lang ben lan rộng ra thành khu vực lớn trên cơ thể

Phân biệt bệnh lang ben và bạch biến

Đôi khi mọi người thường hay nhầm lẫn bệnh lang ben với bạch biến vì triệu chứng của cả hai đều khiến da xuất hiện những dát màu trắng. Tuy nhiên, vẫn có những điểm khác nhau:

Bạch biến thường phát triển cả hai bên cơ thể cùng một lúc, còn bệnh lang ben thì không.

Da bị ảnh hưởng bởi bạch biến thường có kết cấu bình thường. Trong khi đó các vùng da bị lang ben thường có vảy hoặc bị bong tróc.

Hy vọng với những chia sẻ trên mọi người sẽ hiểu hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh lang ben. Từ đó yên tâm, điều trị hiệu quả để có được làn da đồng màu, khoẻ mạnh.

ThS. BS. Trần Hạnh Vy

Tags: bạch biếnđiều trị bệnh lang benglang bengnguyên nhân gây lang beng
Previous Post

Bệnh Lupus ban đỏ và phát ban trên da, nguyên nhân do đâu?

Next Post

Bệnh lang ben có thuốc đặc trị nào hiệu quả

Related Posts

Bệnh Da Liễu

Povorcitinib cho hiệu quả tái tạo sắc tố đáng kể trên bệnh nhân bạch biến

by Quý
15/04/2023
0

Theo một nghiên cứu được báo cáo tại Hội nghị khoa học thường niên của Hội Da liễu Hoa Kỳ...

Read more

Thuốc 5-Fluorouracil thoa: Liệu pháp điều trị bạch biến đầy hứa hẹn

24/11/2022

Nghiên cứu xác định mối liên quan hai chiều giữa xơ cứng hệ thống và bạch biến

21/11/2022

Hiệu quả của tia UVB dải hẹp trong điều trị bạch biến

02/07/2022
Load More
Next Post

Bệnh lang ben có thuốc đặc trị nào hiệu quả

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

by vuong
14/05/2025
0

https://youtu.be/whdRSU8K5Dg 🔥🔥🔥 LỢI ÍCH CỦA VITAMIN C ĐỐI VỚI LÀN DA - THS.BS NGÔ ANH TUẤN - HTV9 🌞🌞🌞 Chương...

Read more

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 15

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status