Mặc dù hiệu quả chưa có sự đồng nhất cũng như không thể chữa dứt điểm nhưng chữa bệnh vảy nến (hay còn gọi là vẩy nến) bằng đông y vẫn là một trong những lựa chọn của nhiều người.
Bệnh vảy nến có chữa khỏi được không? Thật ra là cả phương pháp Tây y hay Đông y đều chưa thể chữa khỏi căn bệnh ngoài da này. Các hướng chữa bệnh đều chỉ có khả năng làm giảm triệu chứng của bệnh và giảm nguy cơ bệnh tái phát nặng hơn.
Điều trị bệnh vảy nến bằng đông y có ở cả dạng bào chế thảo dược uống và bôi. Trước khi áp dụng, người bệnh cần biết một số đặc trưng khi dùng Đông y chữa vảy nến như sau:
- Chưa có kiểm chứng khoa học
- Hiệu quả có thể tốt với người này nhưng kém hiệu quả đối với người khác
- Khó có kết quả với tình trạng bệnh nặng
- Chi phí thấp
- Nguyên liệu có thể dễ tìm, dễ thực hiện
- Vẫn không thể chữa tận gốc bệnh
- Thời gian điều trị cần kéo dài, kiên trì
- Có nguy cơ dị ứng, tác dụng phụ ở một số người
Chữa bệnh vảy nến bằng cây lược vàng
Theo y học cổ truyền, cây lược vàng có tính năng kháng viêm kháng khuẩn và tăng cường miễn dịch nên phù hợp điều trị các bệnh lý ngoài da như vẩy nến. Có 2 bài thuốc chữa bệnh vảy nến bằng cây lược vàng như sau.
- Bài 1: Chuẩn bị 5- 6 lá cây lược vàng đem rửa sạch, cắt khúc và giã nát. Tiếp đó vắt lấy nước cốt, chia thành 2 lần uống. Nên uống nước lá cây lược vàng trước khi ăn 30 phút để thuốc có thể phát huy hiệu quả tốt. Dùng nước lá liên tục trong 1 tuần để thấy kết quả thuyên giảm triệu chứng bệnh rõ rệt hơn.
- Bài 2: Rửa sạch 3 – 4 lá cây lược vàng và giã nhuyễn với muối hạt. Thoa hỗn hợp này lên vùng da bị bệnh và giữ trong 15 phút. Cuối cùng vệ sinh vùng da đắp lá bằng nước sạch. Bài thuốc này có khả năng giúp giảm đau rát, khó chịu ở vùng da bị vẩy nến nhưng cần áp dụng trong thời gian dài.
Chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt
Lá lốt có tính kháng khuẩn và giảm đau rát, làm nhanh lành tổn thương. Các hoạt chất Benzyl axetat và Beta caryophyhen trong lá lốt có tác dụng chống viêm và làm ẩm da. Lá lốt có tính ưu điểm là an toàn khi sử dụng kéo dài và không có độc tính.
- Dạng uống:
Ngâm 50g lá lốt xanh, sạch, không có lá úa vàng trong nước muối khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại. Tiếp theo xay/ giã nhuyễn lá lốt với 1 ít nước lọc rồi vắt lấy nước cốt. Cho phần nước cốt này vào 50ml nước đang sôi khuấy đều. Cuối cùng chờ nước bớt nóng và uống; nên uống khi nước còn âm ấm để phát huy dược tính của lá lốt tốt hơn. Mỗi ngày nên uống 2 lần và dùng liên tục ít nhất trong 10 ngày liên tiếp.
- Dạng ngâm:
Ngâm nước muối và rửa sạch khoảng 100g lá lốt, sau đó cho vào dung sôi với 2 lít nước. Chờ nước bớt nóng rồi ngâm vùng da bị vẩy nến (đã vệ sinh sạch sẽ trước đó) vào trong 20 phút (không nên ngâm lâu hơn). Trong khi ngâm có thể dùng lá lốt xoa nhẹ lên vùng da bị bệnh để dược tính ngấm sâu vào da hơn. Lưu ý trước khi ngâm cần vệ sinh da sạch sẽ bằng nước thường và lau sạch da.
Sau 20 phút, giữ tay khô tự nhiên trong ít nhất 1 tiếng trước khi rửa lại bằng nước sạch. Người bệnh có thể ngâm da 1-2 lần/ ngày, nên thực hiện liên tục trong 7 – 10 ngày sẽ có khả năng giảm ngứa, bớt khó chịu.
Chữa bệnh vảy nến bằng lòng đỏ trứng gà
Trong lòng đỏ trứng gà có chứa protein, vitamin K, Canxi,….Ngoài ra trong lòng đỏ trứng gà còn có chứa vitamin D giúp tăng cường độ ẩm, giảm tình trạng khô và bong tróc vảy da, Vitamin A trong trứng gà sẽ giúp phục hồi tổn thương da, tái tạo tăng sinh tế bào da mới.
- Bài thuốc 1:
- Đập và tách lòng đỏ – lòng trắng vào chén
- Dùng lửa nhỏ nấu nhẹ lòng đỏ và đánh đều tay để tránh lòng đỏ bị vón cục cho đến khi lòng đỏ thành hỗn hợp sền sệt như keo, ngừng lại
- Vệ sinh vùng da bệnh bằng nước ấm và để khô, sau đó thoa lòng đỏ trứng gà âm ấm lên
- Để nguyên trong tầm 15 phút và rửa lại bằng nước ấm
Áp dụng 1 – 2 lần/ngày trong một thời gian sẽ thấy triệu chứng bệnh vảy nến được giảm bớt.
- Bài thuốc 2:
Trộn lòng đỏ trứng gà với 1/2 muỗng nước cốt chanh, 1 muỗng dầu dừa và khuấy đều thành hỗn hợp sệt. Dùng thành phẩm thoa lên khu vực da bị bệnh, massage nhẹ trong khoảng 20 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. Bài thuốc này vừa giúp điều trị – ngăn ngừa bệnh vảy nến mà còn nuôi dưỡng da mềm mại, ẩm mượt hơn.
ThS. BS. Thái Thanh Yến, Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da