• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Botulinum Toxin cho thấy triển vọng đối với bệnh vảy nến

BS.CKI Dương Phương Chi, Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược

Theo phát hiện từ một nghiên cứu nhỏ được công bố trên Dermatologic Therapy, bệnh nhân vảy nến đã cải thiện đáng kể tổng số điểm lâm sàng (TCS) 4 tuần sau khi điều trị bằng độc tố Botulinum.

Xem thêm

Điều trị nám da, tàn nhang, đồi mồi bằng công nghệ cao – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 14

Các công nghệ đột phá trong điều trị da liễu – thẩm mỹ

Bệnh Gai Đen – Bác sĩ của bạn – HTV9

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành một nghiên cứu chứng minh về độc tố botulinum ở 8 bệnh nhân vảy nến thể mảng ổn định và có một số sang thương đáp ứng kém với diều trị (6 bệnh nhân chỉ điều trị tại chỗ và 2 bệnh nhân đang điều trị bằng liệu pháp sinh học).

Đối với mỗi bệnh nhân, các nhà nghiên cứu chọn tối đa 2 mảng, với đường kính tối đa là 5 cm2. Những người tham gia được tiêm một liều độc tố thần kinh botulinum A (BoNT-A) 5 đơn vị trên mỗi cm2, tối đa 50 đơn vị. Đánh giá lâm sàng, bao gồm đo TCS và chụp lại hình ảnh đã được thực hiện ở tuần 0, 2 và 4 sau khi điều trị bằng BoNT-A.

Tuổi trung bình của bệnh nhân là 50,75 tuổi (30-62 tuổi), đa số là người da trắng (62,5%), và TCS trung bình ban đầu là 8 (6-11) (P = 0,590). Sau 4 tuần, điểm TCS là 4,92 (3-8) (P = 0,557), chênh lệch 3,083 điểm (P = 0,001), chứng tỏ sự cải thiện lâm sàng có ý nghĩa thống kê.

Theo các tác giả nghiên cứu, tất cả các thông số được đánh giá – sự tróc vảy, hồng ban và thâm nhiễm – đối với điểm TCS đều cho thấy sự cải thiện, nhưng đặc biệt đáng chú ý là sự cải thiện về hồng ban và thâm nhiễm của các tổn thương được đánh giá, và 2 bệnh nhân báo cáo giảm ngứa đáng kể trên sang thương vảy nến.

Các nhà nghiên cứu viết rằng không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào xảy ra và không có tác dụng phụ nào liên quan trực tiếp đến BoNT. Ngoài ra, không có ai trong những người tham gia ngừng tham gia trong thời gian theo dõi. Các nhà nghiên cứu cho biết: “Kết quả của chúng tôi cho thấy sự cải thiện đáng kể ở tất cả các bệnh nhân, 4 tuần sau khi điều trị, mà không có tác dụng phụ đáng kể.

“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự cải thiện đáng kể 38,5% với độ tin cậy 0,001 của điểm TCS sau một liều BoNT, được đánh giá bằng hình ảnh ghi lại,” các nhà nghiên cứu nhận xét.

“Những kết quả này phù hợp với các nghiên cứu khác, cho thấy sự cải thiện của các mảng vảy nến sau khi tiêm BoNT.  Sự cải thiện trong các sang thương vảy nến đáp ứng kém với điều trị thông thường, với chỉ với một liều duy nhất của một sản phẩm có tính an toàn cao đã đề xuất một mục tiêu mới trong điều trị bệnh vẩy nến.”

Họ kết luận rằng cần có các thử nghiệm có nhóm chứng lớn để đánh giá thêm phương pháp điều trị tiềm năng này đối với vảy nến mảng kháng trị.

Tài liệu tham khảo

González C, Franco M, Londoño A, Valenzuela F. Breaking paradigms in the treatment of psoriasis: Use of botulinum toxin for the treatment of plaque psoriasis [published online September 19, 2020]. Dermatol Ther. doi: https://doi.org/10.1111/dth.14319

Tags: botulinumBSCKI. Dương Phương Chivảy nến
Previous Post

Sự điều tiết của gene KLF2 phản ánh tình trạng viêm và tạo sẹo ở mụn trứng cá

Next Post

Nam giới hói đầu có thể dễ nhiễm COVID-19 hơn

Related Posts

Bệnh vảy nến

CME: Tối ưu hóa quản lý bệnh nhân vảy nến thông qua mô hình câu lạc bộ

by vuong
20/07/2024
0

  Tối ưu hóa quản lý bệnh nhân vảy nến thông qua mô hình câu lạc...

Read more

Dự phòng rạn da khi mang thai

01/06/2024

Đừng xem nhẹ việc thiếu hụt các yếu tố vi lượng

14/11/2023

Hình xăm có thể kích hoạt bệnh vảy nến

22/10/2023
Load More
Next Post

Nam giới hói đầu có thể dễ nhiễm COVID-19 hơn

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

by vuong
14/05/2025
0

https://youtu.be/whdRSU8K5Dg 🔥🔥🔥 LỢI ÍCH CỦA VITAMIN C ĐỐI VỚI LÀN DA - THS.BS NGÔ ANH TUẤN - HTV9 🌞🌞🌞 Chương...

Read more

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 15

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status