• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Dự phòng rạn da khi mang thai

Dự phòng rạn da khi mang thai

Xem thêm

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Bớt sắc tố ở trẻ – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Thực phẩm cay, nóng có gây mụn không ? HTV Bác sĩ của bạn

Rạn da là một trong những hiện tượng khá phổ biến đối với phụ nữ khi mang thai, có thể xảy ra tới 50-90% các trường hợp, đặc biệt trong các tháng cuối thai kỳ. Tổn thương là các vết màu đỏ, tím sau đó mờ dần và trở thành màu trắng. Các vết rạn tuy không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng lại gây cảm giác mặc cảm, tự ti cho chị em phụ nữ. Tuy nhiên, thực tế vẫn chưa có một nghiên cứu chính xác nào kết luận được việc dự phòng khi mang thai.

Dự phòng rạn da khi mang thai
Dự phòng rạn da khi mang thai

Các vết rạn này thực chất là các lớp mô sẹo hình thành do sự rách lớp trung bì của da ở những vùng mà cơ thể giãn nở nhanh, quá khả năng co giãn của da. Khi những vết rách này lành lại, tạo thành những vết sẹo mỏng được gọi là vết rạn da.

Nguyên nhân của tình trạng này chưa rõ ràng, được cho là có thể liên quan đến sự thay đổi hormon và phá vỡ mô liên kết dưới da. Sợi elastin thường ngắn, mỏng hơn so với vùng da bình thường

Một số yếu tố có liên quan đến sự xuất hiện của các vết rạn như:

  • + Tiền sử gia đình hoặc cá nhân bị rạn da
  • + Tăng cân hoặc giảm cân nhanh
  • + Người da trắng tuýp I/II
  • + Sử dụng thuốc corticosteroid
  • + Uống ít nước, uống nhiều rượu bia
  • + Thai già tháng/ đa thai

Dự phòng rạn da khi mang thai

Dự phòng rạn da khi mang thai

Rạn đỏ thường xuất hiện ở giai đoạn đầu

Thay đổi lối sống

Việc tăng cân quá nhanh khi mang thai có ảnh hưởng đến sự xuất hiện của các vết rạn. Theo đó, chúng ta nên duy trì chế độ ăn lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Thực tế, các bài tập vận động co kéo như tập aerobic và yoga có thể có hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu nhiều nghiên cứu chứng minh thay đổi lối sống có thể giúp dự phòng và giảm thiểu mức độ nặng của rạn da.

Dự phòng rạn da khi mang thai

Tập thể dục thường xuyên giúp hạn chế tình trạng tăng cân quá nhanh

Hyaluronic acid

Hyaluronic acid là một glycoaminoglycan tự nhiên trong cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc dưỡng ẩm. Bên cạnh đó, hyaluronic acid còn được cho là có khả năng cải thiện sức căng sẹo do kích thích hoạt động của nguyên bào sợi và tăng sản xuất collagen. Tuy nhiên, cơ chế chính xác của hyaluronic acid trong dự phòng rạn da ở phụ nữ có thai chưa rõ ràng. Một vài nghiên cứu cho bằng chứng yếu về việc sử dụng các sản phẩm chứa hyaluronic acid như một thành phần hoạt tính giúp ngăn ngừa rạn da.

Chiết xuất rau má

Chiết xuất rau má (Centella) được chứng minh có hiệu quả trong điều trị một số bệnh như chàm, lupus, loét trong giãn tĩnh mạch. Mặc dù cơ chế chưa rõ ràng nhưng chiết xuất rau má cho thấy khả năng kích thích nguyên bào sợi, ức chế hoạt động của glucocorticoid. Sử dụng tại chỗ có tác dụng làm lành vết thương và cải thiện sức căng của sẹo. Một nghiên cứu trên 80 phụ nữ bôi kem chứa chiết xuất rau má từ tuần thứ 12 thai kỳ tới khi sinh cho thấy sự liên quan với việc giảm tỉ lệ rạn da, đặc biệt trên đối tượng có tiền sử rạn da ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên, các bằng chứng còn yếu, cần có thêm các nghiên cứu có đối chứng xác định chính xác hiệu quả của chiết xuất rau má trong dự phòng rạn da.

Dầu olive/ Dầu dừa

Dầu olive và dầu dừa được các chị em sử dụng phổ biến để ngăn ngừa rạn da với hiệu quả dưỡng ẩm. Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa thấy được hiệu quả của hai loại dầu trên trong việc dự phòng rạn da.

Dự phòng rạn da khi mang thai

Dầu olive chưa được chứng minh tác dụng trong dự phòng rạn da

Dầu hạnh nhân

Dầu hạnh nhân được sử dụng trong phòng ngừa rạn da vì khả năng dưỡng ẩm và tính an toàn cho bé trong thai kỳ. Một vài nghiên cứu nhỏ cho thấy kết hợp dầu hạnh nhân và massage làm tăng tuần hoàn máu tới da giúp giảm sự xuất hiện các vết rạn.

Tretinoin

Tretinoin kích thích nguyên bào sợi làm tăng sinh collagen. Tuy nhiên, tretinoin được xếp vào bảng C về mức độ an toàn, vì vậy mà không khuyến cáo sử dụng trên phụ nữ có thai. Trên các đối tượng khác, tretinoin được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị rạn da đỏ.

Thực tế, chưa có loại kem hay dầu nào có bằng chứng rõ ràng trong việc ngăn ngừa rạn da. Tuy nhiên, nhận biết sớm và sử dụng kết hợp các sản phẩm massage giúp tăng độ ẩm và khả năng co giãn của da, có thể không ngăn ngừa được hoàn toàn, nhưng có thể giảm sự xuất hiện của các vết rạn.

Dự phòng rạn da khi mang thai
Dự phòng rạn da khi mang thai

Tài liệu tham khảo

  1. Ud-Din S. Topical management of striae distensae (stretch marks): prevention and therapy of striae rubrae and albae. J Eur Acad Dermatol Venereol. 2016 Feb;30(2):211-22. doi: 10.1111/jdv.13223..
  2. Korgavkar K, Wang F. Stretch marks during pregnancy: a review of topical prevention. Br J Dermatol. 2015 Mar;172(3):606-15. doi: 10.1111/bjd.13426.
  3. Miriam Brennan et al. The use of anti stretch marks’ products by  women in pregnancy: a descriptive, crosssectional survey. BMC Pregnancy Childbirth. 2016 Sep 21;16(1):276. doi: 10.1186/s12884-016-1075-9.
  4. Yangyiyi Yu et al. Striae gravidarum and different modalities of therapy: a review and update. J Dermatolog Treat. 2022 May;33(3):1243-1251. doi: 10.1080/09546634.2020.1825614.  

Câu hỏi thường gặp

1. Tháng đầu thai kì có thể bị rạn da không?

Thực tế, các vết rạn da không chỉ xảy ra giai đoạn sau của thai kỳ mà có thể bắt đầu phát triển sớm, ngay từ ba tháng đầu. Khoảng 45% thai phụ xuất hiện rạn da trước 24 tuần. Tuy nhiên, chúng thường xuất hiện nhiều nhất vào quý 2 và quý 3 của thai kỳ.

2. Sự khác biệt giữa rạn đỏ và rạn trắng?

Các vết rạn thay đổi hình dáng và màu sắc theo thời gian. Khi mới xuất hiện chúng sẽ có màu đỏ và ngứa. Sau khi sinh, da chùng xuống, chúng sẽ từ từ chuyển sang màu tím và mờ dần thành màu trắng.

3. Mang thai lần đầu bị rạn thì các lần sau có bị rạn nhiều hơn không?

Đa số các trường hợp mang thai lần đầu vết rạn sẽ xuất hiện nhiều hơn các lần tiếp theo.

Dự phòng rạn da khi mang thai

4. Tại sao có người bị người không bị rạn da khi mang thai?

Không phải ai cũng bị rạn da khi mang thai, tuy nhiên tỉ lệ bị rạn da chiếm khá cao từ 50-90%, tùy theo cơ địa, hoặc tuổi tác, tuổi càng cao hoặc càng trẻ thì càng dễ bị rạn da, hoặc các yếu tố nguy cơ khác như mang đa thai, không kiểm soát cân nặng khi mang thai…

5. Sử dụng kem ngăn ngừa rạn da bị kích ứng thì phải làm sao?

Khi có thai, làn da trở nên dễ nhạy cảm hơn với các biểu hiện như mẩn đỏ, khô, bong tróc và ngứa, thậm chí kích ứng ngay cả với sản phẩm đã dùng lâu năm. Khi gặp trường hợp trên, bạn nên ngưng ngay sản phẩm và đến các bác sĩ chuyên khoa da liễu uy tín để được thăm khám và điều trị.

 

BSCKI Dương Phương Chi
Khoa Da Liễu – Thẩm Mỹ Da, BV ĐH Y Dược TP.HCM

Tags: BSCKI. Dương Phương ChiRạn darạng da mang thai
Previous Post

Dị ứng da là gì? Những dấu hiệu thường gặp và cách xử trí nhanh nhất

Next Post

Mụn trứng cá ở bệnh nhân chuyển giới

Related Posts

Chăm sóc da

Điều trị rạn da là một thách thức, cần phối hợp nhiều phương pháp

by vuong
10/08/2024
0

BS.CK2 Lê Vi Anh, khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM nhận định...

Read more

Mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm da cơ địa khác nhau giữa nam và nữ

19/07/2022

Nghiên cứu xác định các chất tạo mùi hương gây dị ứng phổ biến nhất

09/07/2022

Không tìm thấy mối liên hệ giữa “Ngón chân COVID” và COVID-19

29/07/2021
Load More
Next Post

Mụn trứng cá ở bệnh nhân chuyển giới

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

by vuong
14/05/2025
0

https://youtu.be/whdRSU8K5Dg 🔥🔥🔥 LỢI ÍCH CỦA VITAMIN C ĐỐI VỚI LÀN DA - THS.BS NGÔ ANH TUẤN - HTV9 🌞🌞🌞 Chương...

Read more

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 15

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status