• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Nam giới hói đầu có thể dễ nhiễm COVID-19 hơn

ThS.BS. Lê Minh Châu, Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Theo nghiên cứu được đăng trên Journal of the American Academy of Dermatology, những người đàn ông rụng tóc nhiều có tỉ lệ dương tính với COVID-19 cao hơn so với những người đàn ông cùng độ tuổi nhưng không bị rụng tóc. Vì vậy, tình trạng hói đầu ở nam có thể là yếu tố nguy cơ của nhiễm COVID-19.

Xem thêm

Probiotics cải thiện bệnh vảy nến, chất lượng cuộc sống sau 8 tuần

Hướng dẫn sử dụng kem chống nắng lần thứ 16: 2/3 kem chống nắng không đạt chuẩn

Hiệu quả của tia UVB dải hẹp trong điều trị bạch biến

Các phương pháp trẻ hóa da hiệu quả, bệnh nhân cũng phải bất ngờ

Các nhà nghiên cứu đánh giá dựa trên dữ liệu của 1941 người đàn ông nhập viện vì COVID-19 được trích xuất từ UK Biobank (nơi lưu trữ thông tin dịch tễ và bệnh lý của hơn 500.000 người). Người tham gia nghiên cứu tự đánh giá tình trạng rụng tóc của mình theo thang điểm Hamilton-Norwood với 4 mức độ: (1) không rụng tóc, (2) rụng ít, (3) rụng vừa phải và (4) rụng nhiều.

Dữ liệu trên được hiệu chỉnh theo tuổi, BMI, tình trạng cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường và phân tích hồi qui logistic đa biến giữa nhóm 336 người có xét nghiệm COVID-19 dương tính và nhóm 1605 người âm tính với COVID-19, để xác định mối quan hệ giữa độ năng của tình trạng hói đầu và kết quả dương tính khi thực hiện xét nghiệm COVID-19.

Nhìn chung, mức độ rụng tóc có tương quan thuận với kết quả xét nghiệm COVID-19 dương tính. Chỉ 15,03% trong nhóm 592 bệnh nhân không rụng tóc dương tính với COVID-19. Trong khi con số này ở nhóm bệnh nhân rụng tóc vừa (551 người) và nặng (394 người) lần lượt là 18,15% và 20,05%.

Kết quả phân tích hồi quy cũng cho thấy bệnh nhân có tình trạng rụng tóc nặng sẽ dễ có kết quả xét nghiệm COVID-19 dương tính hơn bệnh nhân không rụng tóc với tỷ số nguy cơ đã được hiệu chỉnh là 1,408, khoảng tin cậy 95% và P = 0,0468. Nhưng phân tích hồi quy không cho thấy nhóm rụng tóc vừa và ít có nguy cơ nhiễm COVID-19 cao hơn nhóm không rụng tóc.

Các tác giả nhận thấy rằng việc bệnh nhân tự đánh giá tình trạng rụng tóc là hạn chế của nghiên cứu này.

Cơ chế rụng tóc do androgen (androgenic alopecia) làm tăng tính nhạy cảm của bệnh nhân với COVID-19 vẫn chưa được rõ. Cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để xác thực việc này và xác định phương thức can thiệp đúng đắn. Các nhà nghiên cứu cho rằng việc xác định được hói đầu ảnh hưởng lớn đến nguy cơ mắc bệnh COVID-19 sẽ giúp bác sĩ và cơ sở y tế dễ dàng hơn trong việc chăm sóc nhóm đối tượng dễ nhiễm COVID-19.

Tags: Covid - 19hói đầuThS.BS Lê Minh Châu
Share348SendSend
Previous Post

Botulinum Toxin cho thấy triển vọng đối với bệnh vảy nến

Next Post

Bệnh nhân COVID-19 thường có tình trạng thiếu hụt Vitamin D

Related Posts

Rối Loạn Sắc Tố

Hiệu quả của tia UVB dải hẹp trong điều trị bạch biến

by Quý
02/07/2022
0

Bài tổng quan cập nhật gần đây cho thấy liệu pháp ánh sáng với tia UVB dải hẹp là phương...

Read more

Lăn khử mùi có giảm mồ hôi nách?

20/05/2022

Thuốc bôi Clascoterone dạng kem – liệu pháp an toàn và hiệu quả điều trị mụn trứng cá?

20/05/2022

Acitretin là liệu pháp mới điều trị nấm móng?

17/05/2022
Load More
Next Post

Bệnh nhân COVID-19 thường có tình trạng thiếu hụt Vitamin D

Bài xem nhiều

Bệnh da tự miễn

Probiotics cải thiện bệnh vảy nến, chất lượng cuộc sống sau 8 tuần

by Quý
05/07/2022
0

Bổ sung probiotics trong 8 tuần giúp cải thiện đáng kể mức độ nghiêm trọng của bệnh vảy nến và...

Read more

Probiotics cải thiện bệnh vảy nến, chất lượng cuộc sống sau 8 tuần

Hướng dẫn sử dụng kem chống nắng lần thứ 16: 2/3 kem chống nắng không đạt chuẩn

Hiệu quả của tia UVB dải hẹp trong điều trị bạch biến

Các phương pháp trẻ hóa da hiệu quả, bệnh nhân cũng phải bất ngờ

Vui sống mỗi ngày: Vì sao hay nổi mụn ở lưng khi vào hè?

Bác sĩ gia đình: Tiêm tan mỡ có thực sự tan mỡ?

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM