• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Chăm da mụn tuổi dậy thì

Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Da mụn tuổi dậy thì là một bệnh lý cần được điều trị. Việc điều trị và chăm sóc da mụn đúng cách giúp kháng khuẩn, kháng viêm và ngăn ngừa sẹo mụn.

Xem thêm

Cách chăm sóc da sau thủ thuật laser

Laser ND:YAG xung dài hiệu quả trong điều trị mụn cóc phẳng

Điều trị đốm nâu, tàn nhang bằng phối hợp Laser Picosecond

Góc nhìn của chuyên gia: Dị nguyên trong mỹ phẩm vàcách xác định sản phẩm nào có thể gây dị ứng

Hiểu về da mụn ở tuổi dậy thì

ThS BS. Trần Ngọc Khánh Nam – Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (BV ĐHYD TPHCM) cho biết, mụn là bệnh lý mạn tính của da, thường xuất hiện ở cả nam và nữ trong độ tuổi dậy thì, từ 13-18 tuổi, với tỷ lệ mắc bệnh khá cao.

Mụn có thể giảm dần sau khi bước qua tuổi dậy thì, tuy nhiên nếu mụn không được điều trị sẽ gây viêm nhiễm, tái phát nhiều lần và để lại những tổn thương trên da như sẹo mụn, vết thâm, gây mất thẩm mỹ. Có bốn loại tổn thương cơ bản của mụn trứng cá thường gặp ở tuổi dậy thì gồm mụn đầu trắng, mụn đầu đen, sẩn viêm và nang.

Nhiều bạn ở độ tuổi này bắt đầu dùng mỹ phẩm, trang điểm nhưng lại chưa quen với những bước làm sạch da mặt chuẩn khoa học khiến lớp cặn trang điểm, bụi bẩn sẽ không được loại bỏ hoàn toàn mà tích tụ bên trong lỗ chân lông gây bít tắc, viêm nhiễm và hình thành mụn.

Ngoài ra, chế độ sinh hoạt thiếu khoa học, thức khuya, ít vận động, căng thẳng học hành, ăn nhiều đồ ngọt… cũng có thể làm tăng phản ứng viêm của da, khiến mụn xuất hiện nhiều hơn.

Hướng dẫn chăm sóc và điều trị da mụn chuẩn khoa học

Theo ThS BS. Trần Ngọc Khánh Nam, da mụn tuổi dậy thì cũng thuộc làn da nhạy cảm, dễ kích ứng. Vì vậy các bước chăm sóc da ở giai đoạn này nên được tối giản để giảm thiểu khả năng gây bít tắc và kích ứng.

– Làm sạch: vệ sinh da sạch sẽ để loại bỏ dầu nhờn dư thừa, tế bào da chết và vi khuẩn, bụi bẩn là điều quan trọng để kiểm soát mụn. Sữa rửa mặt nên chọn dành cho da dầu mụn, nhẹ nhàng và có pH phù hợp với pH sinh lý của da (pH lí tưởng là 5.5). Chỉ rửa mặt bằng sữa rửa mặt 1-2 lần/ngày. Có thể dùng thêm giấy thấm dầu và rửa mặt nhẹ nhàng với nước khi cần rửa thêm.

– Điều trị mụn: mụn là một bệnh lý cần được điều trị. Nên thăm khám và điều trị mụn theo chỉ định của bác sĩ da liễu. Trường hợp nhẹ, chỉ cần sử dụng thuốc thoa hàng ngày. Nếu tình trạng sưng viêm, thậm chí xuất hiện các cục – nang thì người bệnh có thể phải sử dụng thêm thuốc uống. Điều trị mụn cần kiên trì và tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tối đa.

– Chăm sóc da: trong quá trình điều trị mụn, một số thuốc thoa có thể gây tác dụng phụ như khô da, bong tróc và kích ứng da. Trường hợp da kích ứng, nên bổ sung thêm thoa kem dưỡng ẩm dành cho da dầu mụn để giúp bổ sung độ ẩm cần thiết, làm giảm kích ứng da.


Tags: chăm sóc da mụnmụn tuổi dậy thìThS. BS. Trần Ngọc Khánh Nam
Share348SendSend
Previous Post

Cần tìm hiểu kĩ hơn về bệnh tăng tiết mồ hôi

Next Post

Thầy thuốc của bạn: Những điều cần biết về bệnh chàm

Related Posts

Bệnh Da Liễu

Rạn da thai kỳ

by Quý
04/09/2023
0

80-90% phụ nữ mang thai bị rạn da, đặc biệt trong các tuần cuối của thai kỳ khi kích thước...

Read more

Chăm da mụn dịu lành chuẩn khoa học từ chuyên gia

01/09/2023

Liệu pháp kháng vảy nến toàn thân làm giảm bệnh tim mạch – mạch máu não cho bệnh nhân vảy nến

29/08/2023

Một số yếu tố liên quan đến thất bại nhiều thuốc sinh học ở bệnh nhân vảy nến

29/08/2023
Load More
Next Post

Thầy thuốc của bạn: Những điều cần biết về bệnh chàm

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Cách chăm sóc da sau thủ thuật laser

by Quý
21/09/2023
0

Sau thủ thuật laser, bạn phải bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời, bổ sung dinh dưỡng, sử dụng...

Read more

Cách chăm sóc da sau thủ thuật laser

Laser ND:YAG xung dài hiệu quả trong điều trị mụn cóc phẳng

Điều trị đốm nâu, tàn nhang bằng phối hợp Laser Picosecond

Góc nhìn của chuyên gia: Dị nguyên trong mỹ phẩm vàcách xác định sản phẩm nào có thể gây dị ứng

Mưng mủ, nhiễm trùng nách sau thủ thuật triệt lông

Dùng kem trộn hoặc son môi làm má hồng, có thể bị nám da

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2023 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2023 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status